Quảng cáo thương mại là gì? Nội dung, đặc điểm của hoạt động quảng cáo thương mại. Các chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại.
Quảng cáo thương mại là một trong những hoạt động được thực hiện nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận bán hàng. Vậy những chủ thể nào được tham gia vào hoạt động này? Các chủ thể tham gia phải đáp ứng yêu cầu gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức pháp lý về vấn đề này.
1. Khái niệm quảng cáo thương mại? Quảng cáo thương mại là gì?
Quảng cáo thương mại được hiểu là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
Theo quy định của
2. Vai trò của quảng cáo thương mại
Hoạt động quảng cáo thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp cho công chúng những thông tin cần thiết về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường qua đó thúc đẩy công việc kinh doanh của thương nhân
Việc thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại giúp cho thương nhân có thêm cơ hội gắn kết và đến gần với những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của mình. Để từ đó, lợi nhuận của thương nhân dược gia tăng thông qua hoạt động quảng cáo thương mại.
Thông qua hoạt động quảng cáo, thương nhân có thêm những đối tác kinh tế lớn, có tiềm năng. Không chỉ vậy, việc phát triển hoạt động sản xuất hay hoạt động kinh doanh cũng sẽ trên đà phát triển. Đem lại những lợi nhuận khổng lồ cho thương nhân.
3. Các chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại
Có nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với mục đích, cách thức và mức độ khác nhau. Theo quy định của pháp luật, trong quá trình quảng cáo có sự tham gia của các chủ thể sau:
Thứ nhất, người quảng cáo là tỏ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc quảng cáo bản thân, tổ chức, cá nhân đó.
Điều 12
“1. Người quảng cáo có các quyền sau:
a) Quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình;
b) Quyết định hình thức và phương thức quảng cáo;
c) Được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt;
d) Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
2. Người quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
a) Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo;
c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện;
d) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Do đối tượng của quảng cáo có thể sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sinh lời nên người quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải thương nhân. Trong quảng cáo thương mại, người quảng cáo phải là thương nhân hoặc chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân trên đây có quyền trực tiếp quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa dịch vụ kinh doanh của mình hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện hoạt động quảng cáo.
Người quảng cáo có nghĩa vụ cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo những tài liệu cần thiết và chịu trach nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin trong tài liệu đó; phải bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo; chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện; cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Thứ hai, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo. Theo quy định của pháp luật người kinh doanh dịch vụ quảng cáo bắt buộc phải là thương nhân.
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được quy định tại Điều 13
Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo có nghĩa vụ hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kih doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo; kiểm tra tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo. Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình thực hiện, cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng áo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Thứ ba, người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quảng cáo của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác. Quan hệ quảng cáo có thể hình thành trên cơ sở hợp đồng phát hành quảng cáo giữa người quảng cáo hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo với gười phát hành quảng cáo.
Điều 14 Luật quảng cáo quy định về quyền và nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo như sau
“1. Được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo.
3. Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
5. Yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Người phát hành quảng cáo được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ theo quy định của pháp luật; được kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo, người phát hành quảng cáo có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo.
Thứ tư, người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn khách hàng cho mình và thu phí từ việc cho thuê phương tiện quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời người cho thuê phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý của việc cho thuê địa điểm quảng cáo, phương tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo.
Quyền và nghĩa vụ của người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật quảng cáo:
“1. Lựa chọn người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
2. Chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý của việc cho thuê địa điểm quảng cáo, phương tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo; thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo đã ký kết.
3. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp lắp, dựng công trình quảng cáo không đúng với giấy phép xây dựng hoặc chưa được cấp giấy phép xây dựng.
4. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Thứ năm, người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo. Đây không phải là chủ thể tham gia thực hiện quảng cáo mà chủ thể chịu tác động, ảnh hưởng từ hoạt động quảng cáo.
Để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiếp nhận quảng cáo, pháp luật quy định cho họ những quyền lợi cơ bản, đó là: Được thông tin trung thực về chất lượng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; được từ chối tiếp nhận quảng cáo; được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, số lượng, chất lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức cá nhân đã quảng cáo. Được tố cáo, khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng hợp đồng với người quảng cáo hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành dịch vụ quảng cáo. Quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật quảng cáo:
“1. Được thông tin trung thực về chất lượng, tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
2. Được từ chối tiếp nhận quảng cáo.
3. Được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân đã quảng cáo.
4. Được tố cáo, khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật.
5. Khi tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước và chứng cứ chứng minh thiệt hại mà quảng cáo gây ra; được quyền yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo hoặc người quảng cáo cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo.”