Hiện nay trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các vấn đề xoay quanh đất trồng lúa ngày càng được quan tâm hơn cả để đảm bảo an ninh lương thực và góp phần ổn định xã hội.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về đất trồng lúa:
Đất trồng cây hằng năm (kí hiệu là CHN), là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch không quá một năm, kể cả đất đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hằng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác. Trong đó, đất trồng lúa (kí hiệu là LUA) là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương. Bao gồm:
– Đất chuyên trồng lúa nước (kí hiệu là LUC): Là ruộng trồng lúa nước (bao gồm cả ruộng bậc thang), loại đất này theo quy định pháp luật hiện nay thì hàng năm cấy trồng từ hai vụ trở lên, kể cả có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thơi gian không quá một năm;
– Đất trồng lúa nước còn lại (kí hiệu là LUK): Là ruộng trồng lúa nước (bao gồm cả ruộng bậc thang), loại đất này theo quy định pháp luật hiện nay thì hàng năm cấy trồng từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà chỉ trồng thêm một vụ lúa hoặc trông thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm;
– Đất trồng lúa nương (kí hiệu là LUN): Là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.
2. Các chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 130/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, có ghi nhận một số chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, cụ thể như sau:
– Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa trên thực tế và căn cứ vào ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách ưu tiên sao cho phù hợp, Ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương bao gồm cả chi phí đầu tư và chi phí thường xuyên thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước hiện nay;
– Ngoài ra thì chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa được ghi nhận như sau:
+ Hỗ trợ với mức 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;
+ Hỗ trợ với mức 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác theo quy định của pháp luật, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.
– Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách;
– Hỗ trợ cho hoạt động khai hoang, cải tạo đất trồng lúa của các chủ thể như sau:
+ Hỗ trợ với mức 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
+ Hỗ trợ với mức 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trồng lúa được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.
Ngoài ra, căn cứ theo Thông tư số 02/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của
3. Điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật trồng trọt năm 2018 hiện nay có quy định về vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, cụ thể như sau:
– Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương và phù hợp với điều kiện nguồn nước cũng như điều kiện về khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường thực tế;
– Phải hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng giống cây trồng gắn liền với vấn đề đổi thửa và liên kết sản xuất;
– Bảo đảm hiệu quả trong quá trình khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có và phù hợp với quy hoạch của cấp có thẩm quyền, phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong quá trình sản xuất nông nghiệp tại địa phương;
– Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cũng không được làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Nghị định số 130/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác, có ghi nhận và hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này như sau:
– Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng không được làm mất đi điều kiện để trồng lúa trở lại của các chủ thể và không được làm biến dạng mặt bằng, không được thực hiện các hành vi gây ô nhiễm hoặc gây thoái hóa đất trồng lúa, không được làm hư hỏng các công trình giao thông và các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho quá trình trồng lúa;
– Trong trường hợp chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản thì chỉ được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản, với độ sâu phù hợp quy định của pháp luật là không quá 120 cm so với mặt ruộng.
Như vậy thì nếu như muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa:
Hiện nay trong xu hướng đô thị hóa thì diện tích đất trồng lúa của các địa phương đang giảm dần. Vì thế cần phải chú ý một số giải pháp sau đây để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa:
Thứ nhất, chú trọng hơn nữa chất lượng con giống và nâng cao công nghệ. Nhìn chung thì cơ cấu giống lúa trong sản xuất của các địa bàn đang chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích sản xuất các loại giống mới và chất lượng cao.
Thứ hai, tăng cường và cải tạo độ phì nhiêu của đất. Bằng một số biện pháp như: tăng cường phân hủy rơm rạ và các chất hữu cơ cho đất, tăng cường độ màu mỡ của đất và tiết kiệm chi phí phân bón, phân giải nhanh gốc rạ làm cho cây lúa không bị ngộ độc vì axít hữu cơ, hoặc khi rơm rạ bị hủy hoại và trở thành phân hữu cơ thì sẽ kết hợp với các chất khác làm cho chúng không gây độc hại cho cây lúa …
Thứ ba, chú trọng hơn về vấn đề phân bón. Bón phân phải cân đối và tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ cho đất. Cải thiện cấu trúc đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng bằng cách bón phân hữu cơ hoặc bón các loại phân chuồng hoặc bón vôi, lưu huỳnh … Ngoài ra thì cần thực hiện thủ tục luân canh lúa với cây trồng cạn. Điều hòa dinh dưỡng và nước trong đất, luân canh có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất đồng thời chống xói mòn và bảo vệ đất, cũng như điều tiết hoạt động của vi sinh vật trong đất, nhìn chung thì việc luân canh các loại giống cây với các đặc tính khác nhau sẽ giúp hạn chế được sâu bệnh hại vì mỗi loại sâu bệnh sẽ có ký chủ riêng.
Thứ tư, thường xuyên kiểm tra độ mạnh trong nước tưới và tránh lý nước nhiễm mặn để tưới cho cây lúa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 130/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
– Thông tư số 02/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của