Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Mục lục bài viết
1. Chế độ ốm đau:
Bảo hiểm ốm đau là chế độ Bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động (tham gia Bảo hiểm xã hội ) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn, chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm ốm đau là một trong năm chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc, có tác dụng to lớn không những đối với người lao động và gia đình họ mà còn đối với người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội.
Đối với bản thân và gia đình người lao động, bảo hiểm ốm đau trước hết nhằm hỗ trợ một phần kinh phí chữa trị bệnh tật, duy trì cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình người lao động, giúp người lao động nhanh chóng ổn định tâm lý, phục hồi sức khỏe nhanh chóng để quay trở lại làm việc, ổn định đời sống, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho người lao động trong quá trình làm việc, giúp họ phát huy tinh thần sáng tạo, tăng năng suất lao động… góp phần vào sự phát triển chung.
Đối với người sử dụng lao động, bảo hiểm ốm đau gắn kết trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi sử dụng lao động. Từ chỗ bảo đảm thu nhập, đời sống và ổn định tâm lý cho người lao động, bảo hiểm ốm đau cùng với các biện pháp khác sẽ giúp người sử dụng lao động ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động, hạn chế tốn kém và phiền hà khi rủi ro xảy ra đối với người lao động. Chế độ ốm đau cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì công việc kinh doanh cũng như đảm bảo quỹ tài chính cho công ty được ổn định góp phần đảm bảo cho quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đối với Nhà nước, xã hội, cũng như Bảo hiểm xã hội nói chung, bảo hiểm ốm đau có ý nghĩa về mọi mặt: chính trị, kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 25,
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau cùng mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động sẽ phụ thuộc vào đối tượng hưởng, làm việc trong môi trường bình thường hay làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Sau khi hưởng chế độ ốm đau, trong vòng 30 ngày kể từ ngày quay lại làm việc mà sức khỏe người lao động chưa được phục hồi thì họ còn được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.
2. Chế độ thai sản:
Hiện nay, lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động của xã hội và có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bên cạnh cuộc sống lao động, họ còn thực hiện thiên chức làm mẹ. Hầu hết lao động nữ đều trải qua thời kỳ mang thai, sinh đẻ. Trong thời gian đó, họ phải nghỉ việc, không có lương, chi phí tăng thêm do sức khỏe suy giảm và có thêm thành viên mới nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống bản thân họ và gia đình.
Do đó, chế độ bảo hiểm thai sản có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân người lao động và gia đình họ, đối với các đơn vị sử dụng lao động cũng như đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chế độ bảo hiểm thai sản là cơ sở để người lao động, đặc biệt là người lao động nữ nghỉ việc mà vẫn được đảm bảo cuộc sống. Với thời gian nghỉ việc và khoản bù đắp thu nhập từ quỹ Bảo hiểm xã hội , người lao động sẽ sớm ổn định và phục hồi sức khỏe; con sơ sinh được chăm sóc tốt hơn; kinh tế gia đình vì thế mà ổn định hơn.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản là cơ sở pháp lý mà người lao động khi thai sản được nghỉ việc hưởng trợ cấp. Nếu không có đầy đủ các điều kiện này thì người lao động không được hưởng trợ cấp thai sản. Người lao động thuộc đối tượng và thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 30 và Điều 31
Trường hợp đối với lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khám thai, hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Trường hợp lao động nữ mang thai hộ hay người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện hưởng.
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Theo quy định của luật, chưa đề cập đến lao động mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản chỉ giải quyết đối với con còn sống nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ vẫn được tính theo số con được sinh ra.
Chế độ thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các quy định của Nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ và người lao động nhận nuôi con nuôi. Chế độ thai sản bù đắp một phần thu nhập và sức khỏe cho người lao động khi có thai, mang thai, sinh con, sẩy thai hay áp dụng các biện pháp sinh sản. Ngoài ra chế độ thai sản còn có ý nghĩa đảm bảo phần nào thu nhập cho người lao động khi nhận con nuôi. Thông qua chế định này, Nhà nước và xã hội thể hiện rõ sự quan tâm đối với nhóm lao động đặc thù.
Pháp luật quy định các đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra, chế độ thai sản còn là một hình thức bảo vệ phụ nữ khỏi rủi ro mất thu nhập khi thực hiện thiên chức làm mẹ. Ngoài ra, bằng cách đảm bảo nguồn hỗ trợ cho người lao động nữ trong giai đoạn mang thai và sinh con, chế độ thai sản còn giảm gánh nặng chi phí trả lương của người sử dụng lao động, từ đó tạo điều kiện để đảm bảo nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong lao động, góp phần đảm bảo bình đẳng giới và an sinh xã hội.
3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Chế độ tai nạn lao động được chi trả khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn tại nơi làm việc trong giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp.
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là khi người lao động bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều 44
Ngoài 2 trợ cấp trên thì người lao động nếu đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp còn có thể được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng, trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ Bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Các trường hợp được coi là tai nạn lao động được xác định rất rộng: tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết, tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động quy định tại Điều 106
Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ bị mất hoặc giảm thu nhập từ lao động, các chi phí cho đời sống hàng ngày tăng lên đột ngột. Từ đó nhu cầu được bảo hiểm của người lao động và gia đình họ trong các trường hợp này càng trở nên bức xúc. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xuất hiện với ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với nghề nghiệp của người lao động đồng thời thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước đối với lực lượng lao động và cộng đồng xã hội nói chung.
4. Chế độ hưu trí:
Bất cứ người lao động nào rồi cũng tới lúc già yếu, hết tuổi lao động nhưng vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống và lương hưu sẽ là nguồn thu nhập chính của họ trong lúc này. Được hưởng trợ cấp khi về hưu là một trong những mục đích, động lực cơ bản để người lao động tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội. Chế độ hưu trí được hiểu là chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho người hết tuổi lao động | hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa. Pháp luật quy định các đối tượng và điều kiện để người lao động được hưởng chế độ hưu trí.
Về điều kiện nghỉ hưu hưởng chế độ hưu trí của người lao động thì theo quy định sẽ phụ thuộc vào tuổi, thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao động,… được quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Về thời điểm hưởng lương hưu hoặc là thời điểm ghi trong
Về thời điểm hưởng lương hưu thì là thời điểm ghi trong
Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Trong hệ thống các chế độ Bảo hiểm xã hội , chế độ bảo hiểm hưu trí giữ vị trí quan trọng. Tầm quan trọng đó không chỉ vì chế độ hưu trí là vấn đề quan tâm của mọi người lao động khi tham gia quan hệ bảo hiểm mà còn do hầu hết mọi người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội đều là đối tượng của bảo hiểm hưu trí. Chỉ trừ một số ít người lao động không may mắn chết trong khi đang làm việc, còn lại đa số những người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi hết tuổi lao động đều được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội này.
Vì vậy, những thay đổi trong chế độ bảo hiểm hưu trí luôn ảnh hưởng đến tất cả những người tham gia Bảo hiểm xã hội và được cả xã hội quan tâm. Phần lớn phí đóng góp vào Bảo hiểm xã hội đều dành cho việc chi trả chế độ bảo hiểm hưu trí. Thời gian người lao động hưởng chế độ hưu trí thường lâu dài nên chế độ này ảnh hưởng, chi phối tới đời sống của người lao động nhiều hơn so với các chế độ bảo hiểm xã hội khác.
Quỹ Bảo hiểm xã hội có an toàn về tài chính hay không cũng chủ yếu phụ thuộc vào chế độ hưu trí được quy định và thực hiện như thế nào. Đối với người lao động, tiền lương hưu mà họ nhận được là kết quả tích lũy trong suốt quá trình làm việc thông qua việc đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội . Đây là khoản thu nhập chủ yếu và là chỗ dựa chính nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong quãng đời còn lại sau quá trình lao động.
Đối với xã hội, chế độ bảo hiểm hưu trí thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội, của người sử dụng lao động đối với những người đã có quá trình lao động, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và sự phát triển chung của đất nước nay hết tuổi lao động. Chế độ này phản ánh rõ nét các giá trị xã hội, tính nhân văn, nhân đạo của dân tộc, là một trong những nội dung nòng cốt của chính sách bảo đảm xã hội quốc gia.
5. Chế độ tử tuất:
Chế độ tử tuất là chế độ Bảo hiểm xã hội đối với thân nhân của người lao động đang tham gia lao động hoặc đã tham gia quan hệ lao động nay đang hưởng bảo hiểm, đang chờ hưởng bảo hiểm mà bị chết. Chế độ này nhằm trợ giúp một phần tiền tang lễ và trợ giúp cho thân nhân của người lao động khi mất đi người trụ cột trong gia đình.
Nói cách khác, chế độ tử tuất là sự bù đắp một phần thu nhập cho thành viên gia đình người lao động khi người lao động chết dẫn đến mất nguồn thu nhập. Chế độ tử tuất bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng hoặc một lần khi người lao động bị chết. Chế độ tử tuất gồm có trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần.
Căn cứ khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 những người đang tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng: Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; Đang hưởng lương hưu; Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Căn cứ khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thân nhân của những người được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: (i) Con chưa đủ 18 tuổi, con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai; (ii) Vợ từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 15 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; (iii) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 15 tuổi trở lên đối với nữ; (iv) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở, mức trợ cấp tuất một lần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
Chế độ tử tuất là một trong những chính sách an sinh xã hội đặc biệt. Bởi chế độ này không chỉ đảm bảo các khoản chi lo hậu sự. Mà còn góp phần ổn định cuộc sống cho thân nhân của người tham gia Bảo hiểm xã hội sau khi qua đời. Chính bởi vậy mà chế độ tử tuất cũng là một trong những chế độ Bảo hiểm xã hội được người lao động và Nhà nước hết sức quan tâm.