Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng? Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng?
Trên thế giới, thuế giá trị gia tăng là loại thuế được đánh giá cao do đạt được mục tiêu cơ bản của chính sách thuế như: tạo được nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập. Ở Việt Nam, thuế giá trị gia tăng cũng là loại thuế có ý nghĩa quan trọng và được điều chỉnh bởi Luật Thuế giá trị gia tăng qua nhiều lần sửa đổi và các văn bản hướng dẫn. Nghiên cứu về thuế giá trị gia tăng không thể không nhắc đến căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế, đây cũng là cách để nhà nước quản lý, điều tiết cũng như là quy định để người nộp thuế tự xác định và bảo vệ quyền lợi của mình. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ có những phân tích, bình luận cụ thể về căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Trước khi đi vào phân tích nội dung chính, tác giả cung cấp khái niệm thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng, theo đó: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.“
1. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng?
Quy định về căn cứ tính thuế giá trị gia tăng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định mục tiêu của chính sách thuế. Có nhiệm vụ phải quy định rõ những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp đối với người nộp thuế, cụ thể ở đây là cách xác định giá tính thuế như thế nào và thuế suất của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ.
Căn cứ tính thuế là cơ sở để tính ra số thuế phải nộp. Theo Điều 6 Luật thuế giá trị gia tăng: “Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.“
Phân tích cụ thể hơn về giá tính thuế và thuế suất.
Về giá tính thuế:
Giá tính thuế giá trị gia tăng là giá chưa có thuế giá trị gia tăng được phản ánh qua hệ thống
Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng và việc xác định cụ thể giá tính thuế phụ thuộc vào hoạt động, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra; hàng hóa nhập khẩu; hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho; hoạt động cho thuê tài sản; hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm; gia công hàng hóa; hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng; hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán.
Về thuế suất
Thuế suất là định mức thu thuế trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế. Thuế suất thuế giá trị gia tăng là loại thuế suất theo giá trị tức là quy định tỷ lệ % huy động trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế.
Hiện nay trên thế giới áp dụng hai cơ chế thuế suất thuế giá trị gia tăng: cơ chế nhiều mức thuế suất hoặc cơ chế một thuế suất. Trong đó, các nhà lập pháp Việt Nam đã lựa chọn cơ chế nhiều thuế suất nhằm khuyến khích phát triển, đầu tư cho đối tượng áp dụng thuế suất thấp. Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 quy định bốn mức thuế suất (0%, 5%, 10% , 20%); nhưng Điều 8
Có thể thấy việc áp dụng ba mức thuế suất thuế giá trị gia tăng GTGT nói trên về cơ bản đã đạt được những mục tiêu nhất định mà Nhà nước đặt ra như: tạo nguồn thu ổn định và chiếm tỷ trọng mong muốn trong tổng thu ngân sách nhà nước; định hướng tiêu dùng trong dân cư; thực hiện được chính sách khuyến khích, thay đổi cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế.
2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng?
Quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng có nội dung xác định các phương pháp cơ bản để tính thuế giá trị gia tăng cho người nộp thuế. Đối với thuế giá trị gia tăng có hai phương pháp đó là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Về nguyên tắc, các phương pháp tính thuế không chỉ là căn cứ để người nộp thuế tự kê khai, tính thuế đối với Nhà nước mà còn là căn cứ để cơ quan thuế xác định và ấn định số thuế phải nộp đối với người nộp thuế trong trường hợp cần thiết.
Phương pháp tính thuế là cách thức mà pháp luật quy định để người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế dựa vào các căn cứ tính thuế được quy định để xác định được số thuế phải nộp, phải thu trong mỗi loại thuế.
Thuế giá trị gia tăng được áp dụng hầu hết hàng hóa, dịch vụ đi cùng với đó là điểm đặc thù: ” chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ tại mỗi công đoạn”. Điều này đòi hỏi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng phải đảm bảo phản ánh đúng được bản chất khoa học của thuế giá trị gia tăng cũng như đảm bảo được quyền lợi của người nộp thuế và khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng: “Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.“. Trong đó, phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vao được sử dụng phổ biến hơn những phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng cũng là sự bổ sung để lấp những khoảng trống mà phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào không thể bao trùm.
Thứ nhất, về phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
Phương pháp này được quy định tại Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng, theo đó, nội dung cần nắm đó: “Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ“
Trong đó:
– Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. (Điểm b, khoản 1).
– Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào (điểm c, Khoản 1).
Việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế mặc dù cần có điều kiện áp dụng nhưng đây là phương pháp mang lại nhiều ưu điểm như xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế, qua đó đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết. Ngoài ra, phương pháp này khi được vận dụng đã làm đơn giản hóa quá trình quản lý và thu thuế, do số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ trong hóa đơn, chứng từ. Điều này lý giải vì sao pháp luật các nước đang áp dụng thuế giá trị gia tăng đều quy định phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp tính thuế chủ yếu của loại thuế này.
Thứ hai, về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Phương pháp này được quy định tại Điều 11 Luật thuế giá trị gia tăng và áp dụng trong 2 trường hợp: (i) Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý; (2) các đối tượng áp dụng khác. Trong đó, (1) giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng. (Khoản 1) và (2) số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. (Khoản 2)- tỷ lệ % được luật định.
Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng có ưu điểm là việc tính thuế đơn giản, nhanh gọn. Các chủ thể thực hiện phương pháp tính thuế này cũng không phải thực hiện nhiều các nghiệp vụ kế toán, hóa đơn như phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra việc thực hiện những thủ tục hành chính trong phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng cũng đơn giản và ít hơn nhiều so với phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Theo đúng nguyên lý về thuế giá trị gia tăng, việc tính thuế theo bất kỳ phương pháp nào thì tổng số thuế nhà nước thu được đều như nhau. Nếu giá bán ra và giá mua vào làm căn cứ xác định thuế giá trị gia tăng ở phương pháp trực tiếp là giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng thì hai công thức tính thuế thực chất có thể biến đổi để trở về một. Tuy nhiên, ở Việt Nam pháp luật quy định giá bán ra và giá mua vào hoặc doanh thu ở phương pháp trực tiếp đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nên hai phương pháp tính thuế nêu trên không có kết quả như nhau.
Nói cách khác, phương pháp tính thuế trực tiếp này có khả năng tạo ra hiện tượng đánh trùng thuế. Hơn nữa, do có nhiều mức thuế suất khác nhau cộng với chính sách ưu đãi thuế, thì không nhất thiết tổng số thuế thu được sẽ như nhau theo hai cách tính này.