Trong phạm vi một khu vực có hệ sinh thái đặc trưng việc tổ chức phân chia các đơn vị không gian lãnh thổ được gọi là quy hoạch du lịch sinh thái. Khi quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái thì phải thực hiện qua 6 bước cơ bản.
Mục lục bài viết
1. Các bước cơ bản của quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái:
1.1. Khái niệm quy hoạch du lịch sinh thái :
Trong phạm vi một khu vực có hệ sinh thái đặc trưng việc tổ chức phân chia các đơn vị không gian lãnh thổ được gọi là quy hoạch du lịch sinh thái . Thông thường đây sẽ là một khu có cảnh quan sinh thái đặc thù như các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia.
Việc quy hoạch du lịch sinh thái phải đảm bảo vừa phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên vốn có của nó, đồng thời vừa tổ chức được hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ và tôn tạo hệ sinh thái trên mỗi đơn vị ấy một cách hiệu quả nhất.
Hoạt động du lịch sinh thái là hoạt động thường được tiến hành ở những khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các vườn quốc gia, đây là nơi lưu trữ các giá trị đa dạng sinh học của tự nhiên hay những hệ sinh thái có cảnh quan đặc thù. Do đó cần phải quy hoạch khu sinh thái.
Những khu vực khi thành lập đã có những quy chế phân vùng hợp lí, vì vậy, ta cần phải quy hoạch sao cho vừa phát triển du lịch sinh thái vừa phù hợp với quy chế thành lập mà không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống của các sinh vật trong từng đơn vị lãnh thổ ở các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các vườn quốc gia.
Loại h́ình du lịch sinh thái ra đời khá muộn nhưng nó đă nhanh chóng trở thành một loại h́nh du lịch có triển vọng và đang phát triển với tốc độ khá nhanh, đặc biệt là trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia.
Du lịch sinh thái có nguồn gốc từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Kể từ khi loại hình du lịch máy bay ra đời, cùng với sự phát triển khá nhanh của ngành du lịch với mối quan tâm về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường. Du lịch sinh thái phát triển và được xem như là một công cụ hữu hiệu để thoả măn sự khát khao của con người về với thiên nhiên, gắn kết bảo vệ tài nguyên môi trường với phát triển du lịch bền vững.
1.2. Các bước cơ bản của quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái:
Để thực hiện việc quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái thì cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thu thập và phân tích thông tin
Theo đó, việc thu thập và phân tích thông tin là nhằm mục đích ê chuẩn bị cho công tác quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái thu được hiệu quả cao,
Các thông tin cần thu thập là:
– Thông tin về tài nguyên du lịch sinh thái như tài nguyên về đa dạng sinh học, các giá trị văn hoá bản địa, các di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, các sản phẩm có tính đặc trưng…
– Thông tin về khách du lịch, thông tin về các điều kiện có liên quan đến phát triển du lịch như hạ tầng cơ sở, kinh tế – xã hội,…
Bước 2: Xác định phạm vi không gian lãnh thổ
Xác định phạm vi không gian lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái, bởi lẽ dựa trên những thông tin thu được từ bước một, xác định phạm vi không gian lãnh thổ có thể tiến hành quy hoạch, thiết kế phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn đó. Đồng thời, khi quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cũng cần phải chỉ rõ giới hạn về không gian được tiến hành các hoạt động du lịch sinh thái với mức độ khác nhau và phương án thực hiện cụ thể.
Bước 3: Xác định các mâu thuẫn
Dựa trên danh mục các nguồn tài nguyên và các dữ liệu thu thập được, phải xác định các mâu thuẫn sẽ nảy sinh khi sử dụng tài nguyên
Sau đó cần phải tìm ra các phương án giải quyết các mâu thuẫn,
Các mâu thuẫn thường là mâu thuẫn về khai thác nguồn tài nguyên vốn đã được sử dụng trong cuộc sống của người dân địa phương cho phát triển du lịch sinh thái.
Bước 4: Lập kế hoạch phát triển du lịch sinh thái
Việc lập kế hoạch phát triển du lịch sinh thái là công việc đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngành chức năng với chính quyền địa phương, ban quản lí khu du lịch sinh thái và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cần phải lập kế hoạch phát triển du lịch sinh thái để tránh những mâu thuẫn về sử dụng lãnh thổ giữa hoạt động du lịch và hoạt động phát triển kinh tế khác.
Bước 5: Đề xuất các hướng dẫn trong quá trình xây dựng quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái
Trong quá trình xây dựng khu du lịch sinh thái cần nghiên cứu việc sử dụng các vật liệu và đưa ra các phương pháp xây dựng, nhằm hạn chế tối đa tác động của các hoạt động xây dựng phát triển du lịch sinh thái tới tài nguyên và môi trường.
Theo đó, khi nhu cầu về nguyên liệu xây dựng tăng lên thì để đáp ứng quy mô phát triển du lịch sinh thái đã được xác định trong quy hoạch vượt quá khả năng cung cấp có thể sẽ dẫn đến việc khai thác không hợp lí các nguồn tài nguyên khác của địa phương thì cần phải có những hướng dẫn trong quá trình xây dựng quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái.
Bước 6: Tiến hành thực hiện quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái
Cần được cụ thể hoá bằng những kế hoạch cụ thể cho mỗi giai đoạn, mỗi vấn đề chính.
Theo đó, có thể hiểu rằng việc cụ thể hóa đó chính là đòi hỏi ban quản lí khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia phải xây dựng những quy định và kế hoạch điều hành cụ thể.
2. Vai trò của du lịch sinh thái:
Không phải tự nhiên mà ngành du lịch sinh thái lại được chú trọng phát triển và đầu tư. Ngành du lịch sinh thái đã mang lại nhiều ý nghĩa đối với ngành du lịch nói riêng và toàn xã hội cũng như nền kinh tế nói chung. Vai trò của du lịch sinh thái cụ thể như sau:
Thứ nhất, du lịch sinh thái có những đóng góp rất lớn về mặt kinh tế – xă hội ở nhiều quốc gia. Theo đó,du lịch sinh thái trở thành một ngành xuất khẩu lớn ở các nước trên thế giưới. Ở Mỹ, các hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn mỗi năm đón khoảng 270 triệu lượt khách đem về hàng chục tỉ đô la. Một số nước như Mêxicô, Úc, Malaixia, Eucoado, Kenya, Brazil, Ethiophia… du lịch sinh thái cũng đă đóng vai trò quan trọng trong việc thu đổi ngoại tệ.
Thứ hai, du lịch sinh thái đă mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển kinh tế cộng đồng. Du lịch sinh thái ở Việt nam cũng đă có những đóng góp lớn cho sự phát triển cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường. Theo đó, nhờ phát triển du lịch sinh thái mà đồng bào một số dân tộc, cư dân sinh sống trong vùng đệm các vườn quốc gia, khu bảo tồn có được việc làm, nâng cao mức sống, các lễ hội, tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và phát triển.
Ở nước ngoài, một số chủ trang trại chăn nuôi đă bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng và biến những nơi này thành điểm du lịch sinh thái tự nhiên, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương; nhờ du lịch sinh thái mà người dân trong vùng đệm ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia phát triển các ngành nghề thủ công, tham gia hoạt động du lịch để đảm bảo thu nhập, hạn chế sự tác động vào rừng.
3. Nguyên tắc quy hoạch du lịch sinh thái:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20
Thứ nhất, việc lập quy hoạch du lịch sinh thái phải phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; chiến lược phát triển ngành du lịch và các quy hoạch khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ.
Thứ hai, quy hoạch du lịch sinh thái thì phải đảm bảo việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, di sản thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ ba, việc lập quy hoạch du lịch sinh thái phải bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối ưu tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch.
Thứ tư, khi lập quy hoạch du lịch sinh thái phải giảm thiểu các tác động tiêu cực do phát triển du lịch đến kinh tế – xã hội và môi trường.
Thứ năm, bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng, giữa lợi ích của vùng và địa phương.
Thứ sáu, khi lập quy hoạch du lịch sinh thái phải có tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: