Các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực xã hội. Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật 8,5 điểm.
Các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực xã hội. Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật 8,5 điểm.
I. ĐỊNH NGHĨA.
Hiện tượng tội phạm là hiện tượng xã hội- pháp lí luôn ở trạng thái động, xuất hiện trong xã hội có giai cấp, là thể thống nhất các tội phạm được thực hiện trong xã hội nhất định và ở thời kỳ nhất định, có các nguyên nhân, các đặc điểm định lượng ( thực trạng) và định tính ( tính chất, cơ cấu) của nó, đồng thời có tính độc lập tương đối.
Hành vi sai lệch là hành vi của cá nhân hay một nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội và đó là những hành vi vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang thịnh hành và được xã hội thừa nhận rộng rãi.
Nguyên nhân:
Đối với hành vi sai lệch: Sự thiếu hiểu biết, hiểu không đúng các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội nên một số cá nhân, tập thể đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định. Cùng với đó, trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi logic là một nguyên nhân dẫn tới các hành vi sai lệch. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của hiện hành cũng là nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch. Hành vi sai lệch còn bắt nguồn từ những khuyết tật về tâm sinh lí của mỗi con người và từ hành vi sai lệch khác theo mối liên hệ nhân – quả.
Đối với hiện tượng tội phạm: Những tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài vào nước ta làm cho hiện tượng tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, các thế lực phản động, thù địch ở nước ngoài vẫn tìm kiếm các phương kế tinh vi hơn, hiện đại hơn, tìm cách lôi kéo các phần tử thoái hóa biến chất trong nước âm mưu diễn biến hòa bình. Ngoài ra, khi nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển với cộng đồng quốc tế thì các nhóm tội phạm quốc tế coi Việt Nam là mảnh đất mầu mỡ để thực hiện hành vi phạm pháp, phạm tội. Lại có những phần tử xấu lợi dụng các tiến bộ của khoa học – kĩ thuật và công nghệ để phục vụ cho hoạt động phạm tội, làm hình thành nên loại tội phạm mới “ tội phạm công nghệ cao”. Hệ thống chính sách xã hội, hệ thống pháp luật vẫn thiếu sự đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội nên còn nhiều kẽ hở mà kẻ xấu có thể lợi dụng, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu kiên quyết và nghiêm khắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Một nguyên nhân đặc biệt quan trọng là công tác giáo dục, phổ biến pháp luật trong các tầng lớp nhân dân tuy đã được chú trọng và triển khai rộng rãi nhưng hiệu quả không cao và chưa liên tục nên ý thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế.
II. Các biện pháp phòng, chống hành vi sai lệch, hiện tượng tội phạm và hiệu quả của các biện pháp đó trong phòng chống tội phạm ở nước ta.
Công tác phòng chống các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nói chung và tội phạm nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỉ cương an toàn xã hội. Hiệu quả của công tác phòng chống hành vi sai lệch chuẩn mực và hiện tượng tội phạm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Bản chất gia cấp của nhà nước và xã hội; những quan điểm đạo đức, chính trị, pháp luật đang thịnh hành và giữ vai trò chủ đạo trong xã hội; trình độ dân trí; các khả năng về kinh tế , các điều kiện về trang thiết bị kĩ thuật; sự hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo chí…; sự hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp…
>>> Luật sư