Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô của tội phạm, thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia, đây được xem là hình thức phạm tội đặc biệt. Vậy cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm được hiểu là gì?
Mục lục bài viết
1. Cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định cụ thể về đồng phạm như sau:
– Đồng phạm được xem là trường hợp có từ hai người trở lên cố tình thực hiện hành vi phạm tội;
– Phạm tội có tổ chức được xem là hình thức đồng phạm phù hợp, cấu kết chặt chẽ với nhau giữa những người cùng thực hiện tội phạm;
– Đồng phạm bao gồm nhiều người, trong đó có thể kể đến như người tổ chức, người xúi giục, người thực hành và người giúp sức trong quá trình phạm tội. Trong đó, người thực hành được xem là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế. Người tổ chức được xem là người cầm đầu phải lên kế hoạch thực hiện tội phạm và chủ mưu điều khiển quá trình thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người thúc đẩy, dụ dỗ, kích động để người khác thực hiện hành vi phạm tội. Còn người giúp sức là những người tạo điều kiện mọi mặt, đó có thể là điều kiện về vật chất hoặc điều kiện về tinh thần cho người thực hiện tội phạm;
– Đồng phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi vượt quá của người thực hành.
Cùng với sự phát triển của khoa học hình sự, khởi nghiệp đồng phạm đã bắt đầu xuất hiện trong các sách báo pháp lý, báo cáo tổng kết của ngành tòa án. Khái niệm đồng phạm có ý nghĩa trong việc xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của đồng phạm khi so sánh với các hình thức phạm tội khác như hình thức phạm tội riêng lẻ, hình thức phạm tội do nhiều người thực hiện nhưng không có đồng phạm.
Vấn đề cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm cũng là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật hình sự. Cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong một vụ án đồng phạm được xem là một thuật ngữ đã tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên cho đến hiện nay, vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Theo từ điển Tiếng Việt thì có thể nói, cá thể hóa là quá trình tách biệt cá nhân này với cá nhân khác trong một nhóm nhất định để phân biệt người này với người khác dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ như vị trí, vai trò … Từ khái niệm này, người ta vẫn dụng khái niệm cá thể hóa vào trong chế định trách nhiệm hình sự. Trong vụ án đồng phạm, cá thể hóa trách nhiệm hình sự được xem là quá trình tách biệt vị trí từng người trong một vụ án đồng phạm để xem xét vị trí và vai trò của từng người đó, từ đó đưa ra quyết định hình phạt cho từng người sao cho phù hợp. Trong quá trình giải quyết một vụ án đồng phạm, nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự là tất cả những người cùng thực hiện tội phạm sẽ phải có trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm mà họ đã cùng nhau thực hiện. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của đồng phạm đó là đồng phạm có tính liên kết chặt chẽ, họ sẽ cùng nhau thực hiện một tội phạm nhất định, hành vi của mỗi người trong một vụ án đồng phạm sẽ được coi là nguyên nhân để gây ra hậu quả, tất cả các hành vi đó sẽ hướng tới một mục đích chung, quá trình đồng phạm diễn ra khi họ đã hợp nhất về ý chí và thảo luận với nhau về quá trình thực hiện tội phạm. Vì vậy, pháp luật hình sự quy định những người đồng phạm đều sẽ bị truy tố và xét xử về cùng một tội phạm mà họ đã cùng nhau thực hiện trên thực tế, đồng thời thì những người đồng phạm cũng sẽ đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đó đã cùng nhau thực hiện.
Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xem xét xong toàn bộ tội phạm đồng phạm thì mới xác định trách nhiệm hình sự cá nhân độc lập trong vụ án đồng phạm. Pháp luật hình sự quy định mỗi người đồng phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng nhau thực hiện tội phạm. Nguyên tắc này được đưa ra dựa trên tính chất và mức độ tham gia gây án của những người đồng phạm khác nhau, căn cứ vào đặc điểm nhân thân, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người trong vụ án đồng phạm. Trách nhiệm hình sự độc lập của mỗi cá nhân trong vụ án đồng phạm sẽ được thể hiện ở mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế. Người đồng phạm cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vật quá trong hành vi của những người đồng phạm khác. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề quan trọng. Quy định về vấn đề cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm nhằm hướng tới mục đích công bằng, đánh giá đúng và chính xác tính chất nguy hiểm của những người đồng phạm, từ đó để giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định hình phạt sao cho phù hợp với tất cả các đồng phạm trong vụ án.
Vì vậy, mặc dù Bộ luật hình sự năm 20150 đưa ra khái niệm cụ thể, tuy nhiên từ những phân tích nêu trên, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra định nghĩa về cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm như sau:
Cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm được xem là quá trình tách biệt từng người một trong vụ án đồng phạm, quá trình tách biệt đó nhằm mục đích xem xét tính chất của những người đồng phạm, tính nguy hiểm và mức độ tham gia, hậu quả gây ra trên thực tế của từng người trong vụ án đồng phạm, từ đó giúp cho tòa án đưa ra quyết định hình phạt cuối cùng cho từng người đồng phạm sao cho phù hợp.
2. Nội dung cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm:
Nội dung cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong quá trình cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải căn cứ vào tính chất và mức độ hậu quả gây ra trên thực tế của những người đồng phạm. Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô của tội phạm, tức là vụ án đó sẽ được thực hiện với nhiều người tham gia, bàn bạc và thảo luận với nhau trước khi thực hiện hành vi phạm tội một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải bất cứ vụ án nào có nhiều người tham gia thì đó cũng được coi là vụ án hình sự có đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cùng nhau cố ý thực hiện hành vi phạm tội, có chung quan điểm, chung ý chí. Nếu như có nhiều người thực hiện nhưng không cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì đó cũng sẽ không được coi là đồng phạm. Giữa những người đồng phạm sẽ có sự bàn bạc và thống nhất với nhau, tiếp nhận về mặt ý chí của nhau trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Chế định đồng phạm theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay có hai loại, đó là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp, hay còn gọi là đồng phạm có tổ chức. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất của đồng phạm thì người ta còn có thể phân loại đồng phạm thành đồng phạm có sự bàn bạc thống nhất ý chí và đồng phạm không có sự bàn bạc thống nhất ý chí.
Thứ hai, cần phải đánh giá đầy đủ tính chất của hành vi phạm tội để có thể thực hiện hoạt động cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm một cách dễ dàng. Khi đánh giá tính chất của tội phạm, cần phải lưu ý những vấn đề cơ bản như sau: Cần phải xem xét mục đích của người phạm tội, động cơ của người phạm tội là gì phải lỗi của người phạm tội là như thế nào, phương tiện và thủ đoạn của người phạm tội, thời gian phạm tội, địa điểm phạm tội, khách thể mà người phạm tội lấn tới. Đồng thời, cần phải cân nhắc đến hậu quả mà người phạm tội đã gây ra trên thực tế. Nếu vụ án đó là vụ án có đồng phạm thì cần phải xem xét tính chất của đồng phạm đó có nguy hiểm hay không, có nhiều người hay ít người tham gia, vị trí và vai trò của từng người trong vụ án có đồng phạm, để có thể dễ dàng cá thể hóa trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt đối với những vụ án có đồng phạm.
Thứ ba, khi cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải xem xét và căn cứ vào mức độ tham gia của những người phạm tội trong vụ án đó.
Do Bộ luật hình sự năm 2015 hiện nay không có quy định cụ thể về vấn đề cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, vì vậy cần phải hình dung được cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm là gì và nội dung của cá thể hóa trách nhiệm hình sự là như thế nào để có thể tuân thủ đầy đủ quy định này một cách dễ dàng, hiểu được nội dung cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm cũng là một vấn đề cần thiết.
3. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Cụ thể như sau:
– Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm trong vụ án có đồng phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án cần phải xem xét đến tính chất, mức độ tham gia tội phạm của từng người đồng phạm nhất định;
– Các tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết tăng nặng, các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với những người đồng phạm đó.
Căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm để có thể xác định hình phạt cho từng người đó là:
– Tính chất tham gia, tức là vai trò đối với hoạt động của nhóm tội phạm;
– Mức độ tham gia, tức là phần đóng góp thực tế và quá trình thực hiện tội phạm;
– Mức độ lỗi;
– Các tình tiết về nhân thân có ý nghĩa đối với quá trình quyết định hình phạt của tòa án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).