Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thị trường mở hiện nay, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế. Do đó, nhiều thương nhân trong đó có cá nhân và cả tổ chức đều muốn tham gia vào hoạt động này.
Mục lục bài viết
1. Cá nhân nào được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được xúc tiến đẩy mạnh trên toàn quốc. Do đó, nhiều cá nhân, tiểu thương mong muốn được xuất khẩu những mặt hàng mình sản xuất được hay nhập khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu kinh doanh trong nước nhưng không biết mình có thuộc đối tượng được phép thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hay không.
Về vấn đề này, Chính phủ và Bộ Công thương đã quy định quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của các chủ thể tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 04/2014 ngày 27/1/2014 và Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau: Thương nhân Việt Nam nếu thỏa mãn điều kiện không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì được phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cũng như thực hiện các hoạt động khác liên quan
Đối với những hoạt động khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, Nhà nước không yêu cầu hoạt động đó phải trùng với ngành, nghề đăng ký kinh doanh. Vì thế, thương nhân Việt Nam hoàn toàn có thể thoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà không cần phải phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
Mặc dù quy định mang tính mở như vậy nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ: hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải đảm bảo điều kiện hàng hóa không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP; những hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu khác theo quy định của các luật khác quy định và những hàng hóa bị tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Như vậy, thương nhân Việt Nam có quyền tự do thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với điều kiện không thuộc các danh mục hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu; cấm tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu.
Từ cơ sở trên và dựa vào căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6
Như vậy, không phải cá nhân nào cũng được thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu mà phải đảm bảo đồng thời các điều kiện sau: có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và phải đảm bảo có đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ và quy trình xin cấp giấy phép cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu:
2.1. Vì sao cần phải xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất khẩu, nhập khẩu?
Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì giấy phép xuất nhập khẩu tương đối quan trọng khi một chủ thể muốn xin cấp phép thực hiện hoạt động này bởi tính chất có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Theo đó, tại khoản 1 Điều 29 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định: Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được xem như một loại mình chứng cho tính hợp pháp của hành vi chuyển dịch hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm phục vụ mục đích thương mại từ trong nước ra nước ngoài, từ nước ngoài vào trong nước. Do đó, để chứng nhận một hàng hóa là đạt tiêu chuẩn để có thể được xuất khẩu ra nước ngoài hay từ nước ngoài nhập khẩu vào thì cần phải có Giấy phép xuất nhập khẩu này.
2.2. Cần những điều kiện nào để được cấp Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu?
Không phải trường hợp nào, thương nhân cũng có thể được caaos Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu mà thương nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện về hàng hóa: Hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải là những hàng hóa cần cấp giấy phép và không được nằm trong danh sách cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc bị tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều kiện về chủ thể thực hiện xin cấp Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: Các chủ thể thực hiện hoạt động xin cấp Giấy phép không được là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam hoặc công ty nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện quy trình xuất khẩu, nhập khẩu trên lãnh thổ Việt Nam thì phải thực hiện theo quy trình của Bộ công thương quy định.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam thương nhân đều phải xin Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
2.3. Quá trình xin cấp Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu:
Hồ sơ xin cấp Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP: để xin cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu (gọi tắt là thương nhân) cần chuẩn bị các loại giấy từ sau:
– 01 bản sao có đóng dấu của thương nhân nhân đối với: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
– 01 bản chính đối với văn bản đề nhị được cấp giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân;
– Các loại giấy tờ hoặc tài liệu khác.
Quy trình xin cấp Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và khoản 3 Điều 7, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, pháp luật quy định truy trình xin cấp Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Bước 1: Thương nhân tiến hành gửi 01 bộ hồ sơ (như trên) đến cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép bằng một trong ba cách thức sau: trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc trực tuyến;
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét bộ hồ sơ được thương nhân gửi đến, xem xét và đưa ra câu trả lời về việc hồ sơ đã đúng quy trình và đầy đủ hay chưa; hồ sơ cần phải bổ sung thêm loại giấy tờ nào. Việc trả lời này sẽ được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ của thương nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp luật khác có quy định khác về thời hạn trả lời việc cấp Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; cơ quan có thẩm quyền có quyền trả lời trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Trường hợp phải cấp lại giấy phép hoặc sửa đổi, bồ sung giấy phép:
Trong trường hợp Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu gặp sai sót, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp lại, sửa đổi hoặc bổ sung Giấy phép thì thương nhân cần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP như sau:
Về hồ sơ: thương nhận sẽ chỉ nooph lại các giấy tờ có liên quan đến nội sung cần bổ sung hay cần sửa đổi trong Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
Về thời hạn: thời hạn cấp lại, sửa đổi hoặc bổ sung Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện tương tự như quy định trên.
Nếu trong trường hợp, thương nhận bị từ chối cấp lại, bổ sung hay sửa đổi Giấy phép thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương;
Thông tư
Luật Quản lý ngoại thương 2017;
THAM KHẢO THÊM: