Cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp phải nộp thuế không? Hướng dẫn thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp? Cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp phải nộp thuế không?
Hiện nay tại các doanh nghiệp thì vấn đề chuyển nhượng cổ phần, vốn góp được diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên trong quá trình chuyển nhượng cổ phần, vốn góp họ có nhiều thắc mắc như chuyển nhượng cổ phần, vốn góp có phải đóng thuế hay không, và loại thuế họ đóng khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần, vốn góp là loại thuế gì? Như vậy tất cả các thắc mắc này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc ngay dưới đây.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp phải nộp thuế không?
Chắc hẳn chúng ta đã được nghe tới rất nhiều những hoạt dộng trong doanh nghiệp liên quan tới chuyển nhượng, và nhất là các hoạt động chuyển nhượng cổ phần tại các doanh nghiệp chưa niêm yết được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến quy định về nghĩa vụ thuế phải nộp của cá nhân chuyển nhượng cổ phần. Nhiều trường hợp đã bị truy thu, xử phạt do chậm nộp và nếu chúng ta không nộp thuế theo quy định. Do đó, cần kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khi có hoạt động chuyển nhượng cổ phần tại doanh nghiệp.
Các khoản thu nhập là thu nhập phải nộp thuế TNCN bao gồm:
– Thu nhập từ việc kinh doanh (không bao gồm thu nhập của các cá nhân kinh doanh có thu nhập dưới 100 triệu đồng/ năm trở xuống)
+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa.
+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề có chứng chỉ, giấy phép theo quy định của cá nhân.
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
+ Tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công của cá nhân.
+ Thu nhập từ các khoản phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định ưu đãi với người có công, các khoản trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và trừ một số khoản khác theo quy định tại Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012.
– Thu nhập từ vốn đầu tư: lãi cho vay, lợi tức và các nguồn khác trừ lãi từ trái phiếu Chính phủ.
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán và một số hình thức khác.
– Nguồn thu từ việc chuyển nhượng bất động sản.
– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền.
– Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng.
– Thu nhập từ việc thừa kế, nhận quà tặng là chứng khoán, cổ phần, bất động sản và một số loại tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu.
Mặt khác, căn cứ theo Khoản 1, Điều 6,
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu với tài sản hoặc chính phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm:
– Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ
– Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
Căn cứ từ những quy định và phân tích như trên chúng ta có thể kết luận lại về việc thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần sẽ được xếp vào nhóm thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán. Mà chuyển nhượng chứng khoán thuộc thu nhập phải chịu thuế TNCN. Vì thế, thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phẩn vẫn phải đóng thuế TNCN.
2. Cách tính thuế khi chuyển nhượng cổ phần, góp vốn:
* Tại công ty cổ phần
Căn cứ theo quy định của pháp luật đề ra tại khoản 2, Điều 11,
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần được xác định như sau:
– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá chuyển nhượng chứng khoán là giá được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán, được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở giao dịch chứng khoán.
– Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên, giá chuyển nhượng: Giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng, giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất.
Thuế suất và cách tính thuế:
– Thuế suất: Các cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán của từng lần.
– Cách tính nộp thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần:
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
* Tại công ty TNHH, công ty Hợp danh
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế chính là thời điểm
Công thức tính thuế TNCN phải nộp:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%
Như vậy từ căn cứ tính thuế như trên thì chúng tôi nghĩ bạn đọc hoàn toàn có thể hàn toàn tự thực hiện và tính thuế cho cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp và tự rà soát lại số thuế cần nộp cũng như đảm bảo đươc lợi ích cho cá nhân tham gia nọp thuế trong từng doanh nghiệp thì cần lưu ý các hình thức công ty khác nhau sẽ áp dụng cách tính không giống nhau bởi căn cứ dựa trên tính chất cũng như đặc điểm của nó.
3. Hướng dẫn thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần, vốn góp:
3.1. Hồ sơ khai thuế chuyển nhượng cổ phần, vốn góp
Hồ sơ khai từng lần phát sinh
Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế hướng dẫn tại tiết a.3, khoản này gồm:
+ Tờ khai mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này
+ Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán.
Cơ quan thuế lập Thông báo số thuế phải nộp mẫu số 12-1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cá nhân.
Hồ sơ khai quyết toán thuế
Hồ sơ khai quyết toán thuế đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Bảng kê chi tiết chứng khoán đã chuyển nhượng trong năm theo mẫu số 13-1/BK-TNCN kèm theo Thông tư này.
+ Bản chụp các hóa đơn, chứng từ chứng minh chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
+ Bản chụp các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ trong năm và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
Nơi nộp hồ sơ khai thuế
+ Cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế từng lần phát sinh nêu tại điểm a.3 khoản này nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà cá nhân chuyển nhượng.
+ Cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:
+ Cá nhân chỉ chuyển nhượng chứng khoán tại một Công ty chứng khoán nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán.
+ Các trường hợp chuyển nhượng chứng khoán khác, cá nhân nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cưtrú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
+ Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
+ Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.
Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế.
Các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3.2. Trình tự khai thuế chuyển nhượng cổ phần, vốn góp:
Bước 1: Ký hồ sơ chuyển nhượng trong nội bộ công ty
+ Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
+ Quyết định Đại hội đồng cổ đông;
+
+
+ Cập nhật thông tin cổ đông mới nhận chuyển nhượng trong Sổ cổ đông công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần
Tiếp theo cũng là bước cuối cùng hoàn thiện và tiến hành nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).