Bida được coi là một trò chơi thể thao rất được ưa chuộng, nhiều các giải đấu bi-a được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới với đông đảo người cổ vũ. Vậy, hành vi cá độ bida, đánh bida ăn tiền sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cá độ bida, đánh bida ăn tiền sẽ bị xử phạt như thế nào?
1.1. Cá độ bida là gì?
Cá độ bida được coi là hình thức mà người chơi sẽ phải dự đoán xem cơ thủ của đội nào sẽ là đội giành chiến thắng trong trận đấu bi-a.
Hình thức để chơi cá cược di da rất đa dạng. Người cá độ sẽ phải dùng tiền thật của bản thân nạp tiền vào nhà cái và tiến hành lựa chọn kèo cược, mức cược phù hợp để bắt đầu việc thực hiện trận cá cược bida. Nếu như dự đoán thắng thì người cá cược sẽ nhận được tiền thưởng tương ứng với tỷ lệ kèo, nếu trường hợp người cá cược thua cược bida bạn bị mất số tiền đặt cược.
1.2. Đánh bida ăn tiền sẽ bị xử phạt như thế nào?
1.2.1. Xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bida ăn tiền
Hiện nay, pháp luật không cấm người chơi đánh bida mang tính chất giải trí. Tguy nhiên, nếu trường hợp đánh bida ăn tiền thì Căn cứ theo quy định Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:
– Đối với hành vi mua các số lô, số đề sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
– Đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
+ Người nào có hành vi đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức sau đây: Xóc đĩa, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
+ Thực hiện hành vi đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
+ Người nào có hành vi cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
+ Người tổ chức bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
– Đối với một trong những hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Người có hành vi nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
+ Người thực hiện hành vi che giấu việc đánh bạc trái phép.
– Đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Người nào có hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
+ Người dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
+ Người có hành vi đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
+ Người thực hiện tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
– Đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
+ Người nào đang làm chủ lô, đề;
+ Những tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
+ Những tổ chức mạng lưới để thực hiện việc bán số lô, số đề;
+ Những tổ chức cá cược trong các hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
Như vậy, việc đánh bida ăn tiền cũng được xem là một trong các hành vi đánh bạc trái phép, do đó sẽ bị phạt tiền theo như quy định hiện nay.
1.2.2. Đánh bida ăn tiền có bị truy cứ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015,sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào có hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ các hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp;
+ Dùng tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện phạm tội;
+ Người có hành vi tái phạm nguy hiểm.
-Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, ngoài bị phạt tiền thì người chơi bida ăn tiền có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện nay.
2. Thời hạn tạm giam để điều tra đối với tội cá cược bida và đánh bida ăn tiền.
Chào Luật sư, vừa rồi em với bạn có tổ chức đánh bida ăn tiền với kèo là 11 triệu đồng. Đang đánh thì không may công an vào và tụi em bị bắt. Công an ra quyết định tạm giam để điều tra đối với hành vi của chúng em. Vậy cho em hỏi, đối với trường hợp của em thì tạm giam bao nhiêu lâu? Em xin cảm ơn
Chào bạn, chúng tôi gửi bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 173 quy định về thời hạn tạm giam bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:
-Thời hạn để tạm giam bị can để thực hiện quá trình điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không được quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không được quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, dựa theo thông tin bạn cung cấp, hiện các bạn đánh bida ăn tiền có giá trị 11 triệu đồng có thể xác định đây là tội ít nghiêm trọng, do đó thời gian tạm giam để điều tra đối với người này là không quá hai tháng.
Do vậy, đối với trường hợp của các bạn thì thời gian để tạm giam là không quá 2 tháng.
3. Đánh bida dưới 05 triệu đồng thì bị xử phạt như thế nào?
Trên tực tế, đối với hành vi đánh bida trái phép dưới 05 triệu đồng nếu như những người này bida này đánh lần đầu tiên thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
– Đối với hành vi mua các số lô, số đề sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
– Đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
+ Người nào có hành vi đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức sau đây: Xóc đĩa, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
+ Thực hiện hành vi đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
+ Người nào có hành vi cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
+ Người tổ chức bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
– Đối với một trong những hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Người có hành vi nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
+ Người thực hiện hành vi che giấu việc đánh bạc trái phép.
– Đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Người nào có hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
+ Người dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
+ Người có hành vi đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
+ Người thực hiện tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
– Đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
+ Người nào đang làm chủ lô, đề;
+ Những tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
+ Những tổ chức mạng lưới để thực hiện việc bán số lô, số đề;
+ Những tổ chức cá cược trong các hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
Theo đó, căn cứ vào các hành vi vi phạm để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên. Đồng thời, sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Như vậy, nếu những người này đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn vi phạm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.