Thị trường điện là xu hướng phát triển tất yếu của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy buôn bán điện có cần phải thực hiện thủ tục xin đăng ký kinh doanh hay không?
Mục lục bài viết
1. Buôn bán điện có phải xin đăng ký kinh doanh hay không?
Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, không thể tồn kho và dự trữ. Trên thực tế, quá trình sản xuất điện năng cho đến khâu tiêu thụ cuối cùng là xảy ra đồng thời. Pháp luật liên quan đến thị trường tiêu thụ điện năng ngày càng được nhiều người quan tâm, trong đó có hoạt động bán buôn điện. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của
– Người trực tiếp quản lý kinh doanh dịch vụ bán buôn điện cần phải đáp ứng điều kiện về trình độ chuyên môn, cần phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế tài chính hoặc chuyên ngành tương tự;
– Người trực tiếp quản lý kinh doanh dịch vụ bán buôn điện cần phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất là 05 năm;
– Các đơn vị đáp ứng được đầy đủ điều kiện về bán buôn điện thì sẽ được phép hoạt động xuất nhập khẩu điện.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, hoạt động buôn bán điện là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực thì mới được hoạt động trên thực tế.
Hay nói cách khác, muốn thực hiện hoạt động buôn bán điện thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi buôn bán điện khi công có giấy phép hoạt động điện lực sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các điều luật tương ứng.
2. Mức xử phạt hành vi buôn bán điện không xin đăng ký kinh doanh:
Căn cứ Điều 10 của Nghị định 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về mua, bán buôn điện. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền đối với các đơn vị bán buôn điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi thực hiện hành vi bán sai giá điện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi mua, bán buôn điện tuy nhiên không có hợp đồng mua, bán buôn điện, không tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán điện có thời hạn;
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi mua, bán buôn điện với các đơn vị, tuy nhiên không có giấy phép hoạt động điện lực được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi xuất khẩu điện, nhập khẩu điện tuy nhiên không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Đối chiếu với điều luật nêu trên thì có thể nói, các đơn vị buôn bán điện, bán lẻ điện có thể sẽ bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi thực hiện hành vi mua bán điện với các đơn vị không có giấy phép hoạt động điện lực được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là bắt buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ hành vi vi phạm hành chính, bổ sung vào ngân sách nhà nước.
3. Thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ điện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 21/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2019/TT-BTC ngày 17/06/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán, có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện. Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ điện sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2019/TT-BTC ngày 17/06/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán;
– Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp của các tổ chức đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện;
– Danh sách trích ngang của người trực tiếp quản lý kinh doanh theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu 3b ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2019/TT-BTC ngày 17/06/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán, cùng với bản sao bằng tốt nghiệp của những người có tên trong danh sách.
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 21/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2019/TT-BTC ngày 17/06/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán, trình tự và thủ tục xin cấp phép hoạt động bán buôn điện sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xin giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Các tổ chức và cá nhân có thể gửi hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính, hoặc có thể nộp hồ sơ thông qua hình thức trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét, nếu nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì trong khoảng thời gian 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động cấp giấy phép hoạt động điện lực cho chủ thể nộp hồ sơ. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 21/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2019/TT-BTC ngày 17/06/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán;
–
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương;
– Nghị định 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
– Nghị định 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.