Thực tiễn công tác triển khai các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong thời gian qua còn gặp nhiều bất cập cả trong việc quy định áp dụng biện pháp buộc khôi phục tình trạng ban đầu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về biện pháp khắc phục hậu quả này.
Mục lục bài viết
1. Buộc khôi phục lại tình trạng của đất là gì?
Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra có xuất phát Điểm từ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 với vai trò là một biện pháp hành chính khác.
Đến
Hiện nay,
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu là một biện pháp khắc phục hậu quả được quy định độc lập so với biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép. Các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cũng đã quy định về biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với từng vi phạm hành chính, tạo cơ sở pháp lý cụ thể cho việc áp dụng biện pháp này trong thực tế.
Ví dụ, hành vi “đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác” làm thay đổi hiện trạng ban đầu của đối tượng bị vi phạm theo hướng tiêu cực. Do đó, khi xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này, biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu được áp dụng nhằm khắc phục hậu quả của đối tượng bị xâm hại như hiện trạng trước khi có vi phạm hành chính.
Buộc khôi phục lại tình trạng của đất tiếng Anh tạm dịch là “Forced restoration of the condition of the land”
2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng của đất:
Theo Khoản 4 Điều 28 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã chỉ có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra” mà không có quyền áp dụng biện pháp “buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép”. Thẩm quyền áp dụng biện pháp “buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép” thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện.
Tuy nhiên, do được quy định trong cùng một điều Khoản nên dẫn đến cách hiểu và áp dụng không thống nhất về hai biện pháp này. Các chủ thể áp dụng pháp luật cho rằng khi khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra thì đồng nghĩa với việc phải buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Do đó, Chủ tịch UBND cấp xã có thể ban hành quyết định “buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép” nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Tuy nhiên, như đã trình bày, thẩm quyền áp dụng biện pháp “buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép” không thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã. Vì vậy, dẫn đến tình trạng phải hủy
3. Quy định về buộc khôi phục lại tình trạng của đất lấn chiếm:
3.1. Hành vi lấn chiếm đất là gì?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:
– Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
– Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
– Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
– Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn đất và chiếm đất được định nghĩa như sau:
– Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
– Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Qua đó, ta có thể thấy việc lấn, chiếm đất là một hành vi trái pháp luật do đã xâm phạm đến quyền sử dụng mảnh đất của người có đất bị lấn, chiếm phải chịu quy định xử phạt theo quy định của pháp luật.
3.2. Mức xử phạt:
Hành vi lấn chiếm đất đai xảy ra rất nhiều trong thời gian gần đây, pháp luật đã và đang có những chế tài xử phạt đối với hành vi này. Mức xử phạt vi phạm sẽ tùy thuộc vào mức độ của hành vi lấn, chiếm đất theo quy định Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
“1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.”
3.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Có những biện pháp khắc phục hậu quả chính như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối
– Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của
– Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai năm 2013;
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
– Nghị định số Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
–