Bóng cười, khí cười là gì? Bóng cười có tác hại thế nào tới sức khỏe? Bóng cười có bị cấm tại Việt Nam không? Mức xử phạt khi mua bán, sử dụng bóng cười? Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt đối với hành vi mua bán và sử dụng bóng cười tại Việt Nam?
Mới chỉ du nhập vào Việt Nam không lâu, nhưng bóng cười, khí cười đã nhanh chóng trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích thậm chí coi nó như một thú vui mỗi khi đi hộp đêm, hít một hơi bạn sẽ cười không ngừng nghỉ. Vậy nếu bóng cười, khí cười gây cảm giác hưng phấn như vậy có phải là một chất kích thích bị cấm không? Hít bóng cười có tác hại thế nào tới sức khỏe? Quy định hiện hành của Việt Nam đối với vấn đề này như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bóng cười, khí cười là gì?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức hóa học là N2O, có vị ngọt, không màu. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười. Đinitơ monoxit được sử dụng để giải trí từ thế kỷ 18. Nó được dùng cho y tế vào đầu thế kỷ 20 với tác dụng gây mê, an thần, giảm đau và được các nha sĩ, bác sĩ sản khoa, bác sĩ thể thao sử dụng thường xuyên.
Những quả bóng cười này được người bán bơm khí ga bằng một dụng cụ bơm chuyên dụng. Sau đó người mua sẽ cầm bóng để hít hà, khí hết cũng là lúc quả bóng lép xẹp. Trong khí cười có một loại chất gây ức chế thần kinh, khiến cho cơ thể phản ứng chậm lại, người dùng hít khí này sẽ có cảm giác hưng phấn và sảng khoái, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.
Khí cười có tác dụng dùng để giảm đâu và an thần nhẹ. Vì vậy, chất này còn được sử dụng trước khi tiến hành các thủ thuật nha khoa để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, thư giãn và giảm lo lắng. Khí cười có tác dụng an thần rất nhanh và sâu. Những cũng giống như các loại thuốc khác, cũng có những tác dụng phụ không mong muốn.
2. Bóng cười có tác hại thế nào tới sức khỏe?
Trông tưởng như bình thường, nhưng chơi và hít hơi bóng cười lại ẩn chứa nhiều mối nguy hại. Được biết ở một số nước châu Âu, chất này là chất kích thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm. Khi hít bóng cười người chơi sẽ thấy sảng khoái cứ thế tuôn cười không thể kiểm soát được, sau đó hoàn toàn chìm đắm trong ảo giác, những đê mê về mọi thứ xung quanh.
Khí cười được phép sử dụng trong y tế với một liều lượng nhất định theo chỉ định của bác sĩ. Với nhiều phương pháp gây tê khác, bệnh nhân cần có thời gian nhất định để nghỉ ngơi và hồi sức. Mặc dù khí cười dùng trong y tế khá an toàn và chủ yếu được thực hiện trong các thủ thuật nha khoa, sản khoa, thể dục thể thao, song không phải đối tượng nào cũng có thể dung nạp khí cười. Tùy vào cơ địa của từng người, sau khi sử dụng khí cười có thể gây ra một số triệu chứng như sốt, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hay khó thở thì cần có sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Sử dụng bóng cười một cách thường xuyên có thể dẫn tới sự thiếu hụt vitamin B và thiếu máu trong cơ thể. Thiếu vitamin B có thể gây ra ngứa ran ở ngón tay, ngón chân kéo dài hàng giờ hoặc hàng ngày. Các trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới tê liệt và khó đi lại… Việc sử dụng bóng cười với số lượng lớn và thường xuyên sẽ gây ra việc tổn hại thần kinh nghiêm trọng. Dữ liệu do các nhà khoa học Anh công bố cho biết khí cười đã gây ra 17 ca tử vong ở nước này trong giai đoạn 2006 – 2012. Trong đó có 5 ca tử vong do ngạt thở vì thiếu oxy. Và mặc dù sử dụng bóng cười có tác hại thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng trực tiếp khí cười thì ai cũng nên cẩn thận hơn.
Dùng quá rộng rãi khí cười sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tâm thần, hệ tim mạch. Thậm chí nguy hiểm hơn còn khiến người dùng có thể dẫn đến trầm cảm hoặc nặng hơn là thiệt mạng. Hít khí này vào cảm giác tê tê, đặc biệt là nghe nhạc rõ, sau đó phấn khích, cười ngả nghiêng.
Khi thấy người sử dụng bóng cười có dấu hiệu co giật, khó thở, hôn mê thì cần đưa họ đến trung tâm y tế gần nhất. Nếu không tự đưa đến trung tâm y tế gần nhất được bạn có thể đặt người đang sốc bóng cười nằm nghiêng ở nơi thoáng mát. Thông thoáng đường thở giúp người sốc bóng cười tránh được dịch nôn tràn ngược vào phổi.
Trong trường hợp người hút bóng không hợp tác, hung hãn, đập phá thì cần nhanh chóng loại bỏ những vật sắc nhọn có khả năng gây tổn thương chính họ và người xung quanh như: Dao kéo, mảnh chai thủy tinh,…. Sau đó liên hệ ngay đến cơ quan chức năng, không tự ý lao vào ôm, cưỡng chế người đang sốc bóng cười bởi họ rất có thể đang rơi vào trạng thái không kiểm soát được hành vi.
3. Bóng cười có bị cấm tại Việt Nam?
Hiện nay, việc nhập khẩu, mua bán chất N2O để sử dụng trong công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội… vẫn được thực hiện nhưng phải đảm bảo đúng những quy định chặt chẽ của pháp luật.
Điều 33
Việc sử dụng bóng cười (chứa chất N2O) chưa có quy định cấm. Tuy nhiên, N2O thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (Căn cứ tại số thứ tự 120, Phụ lục II Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất)
Như vậy, việc mua bán, sử dụng bóng cười cho người là sai phạm vì gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng và không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho người.
4. Mức xử phạt khi mua bán, sử dụng bóng cười?
Chưa có quy định cụ thể về việc việc xử phạt đối mang hành vi sử dụng bóng cười. Nhưng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh bóng cười thì được phép kinh doanh nhưng trong chừng mực nhất định theo quy định của pháp luật là phải được cấp Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Căn cứ theo Điều 10
“Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định;
b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.”
Vậy trường hợp vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế, giảm thiểu sản xuất, kinh doanh, tức không có Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hoặc Giấy phép hết hiệu lực thì có thể bị phạt tiền từ 12 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Ngoài ra, còn có thêm mức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
5. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt
Căn cứ tại Điều 38, 39, 40 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh, hóa chất thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp thuộc phạm vi quản lý xảy ra tại địa phương, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 Điều 5; Điều 7; Khoản 1, 2 Điều 8; Khoản 1 Điều 9; Khoản 1 Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 13; Khoản 1 Điều 19; Khoản 1 Điều 24; Khoản 1 Điều 25; Khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Khoản 1, 2 Điều 29; Khoản 1, 2 Điều 30; Khoản 1 Điều 31; Khoản 1, 2 Điều 33; Khoản 1, 2 Điều 34; Khoản 1 Điều 36; Khoản 1, 2 Điều 37;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung.
Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra viên chuyên ngành thuộc Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Hóa chất; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chánh Thanh tra Bộ Công thương, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp của Bộ Công thương; Cục trưởng Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
Lực lượng Công an
a) Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
b) Trạm trưởng, đội trưởng Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất;
d) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trường phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy; chữa cháy;
e) Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn;
Lực lượng Hải quan
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;
b) Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.”