Quy định về đất nằm trong hành lang an toàn giao thông? Bồi thường thiệt hại đối với đất nằm trong hành lang an toàn giao thông?
Theo quy định của pháp luật về hành lang an toàn giao thông đường bộ và dựa trên thực tế chúng ta có thể thấy, phần đất được quy định là hành lang an toàn giao thông đường bộ là dải đất dọc trong cùng nhất và luôn được xây cao hơn so với mặt đường dọc hai bên đất của đường bộ. Mục đích của phần đất này được dùng cho những người tham gia đi bộ mà không sử dụng đến các phương tiện di chuyển khác như xe đạp, xe máy, ô tô,…. để đảm bảo an toàn cho người dân đi bộ. Và theo quy định thì phần đất thuộc hành lang nay chỉ được phép sử dụng khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, để khi có công trình xây dựng của Nhà nước không thu hồi có thể được bồi thường theo pháp luật.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Quy định về đất nằm trong hành lang an toàn giao thông?
Thứ nhất, về việc đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ.
Theo quy định tại Điều 3 Luật giao thông đường bộ về hành lang an toàn giao thông đường bộ được hiểu theo khái niệm như sau :
“ …
5. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.”
Theo đó, dựa trên thực tế có thể nhận thấy hành lang an toàn giao thông đường bộ là phần đường mà người đi bộ hay đi mà pháp luật quy định phương tiện giao thông không được phép đi lên làn đường này để tránh những tai nạn, va chạm không đáng có. Nếu phát hiện những trường hợp phương tiện cố ý đi vào làn đường này sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 43, Luật Giao thông đường bộ quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
Theo khoản 1 quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ là đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ được tính là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ.
Pháp luật quy định trong phạm vi phần đất được quy định dành riêng cho đường bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được phép xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải có điều kiện là được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
Theo đó, trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định chấp hành phần đất an toàn đường bộ không xay dựng công trình thì đất an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Đối với việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản và người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định, không được phát sinh thêm bất cứ mục đích nào khác và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.
Trong trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước bắt buộc phải thu hồi đất tránh tình trạm lạm dụng mục đích sử dụng gây ảnh hưởng khi tham gia giao thông và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Luật đất đai và Luật an toàn giao thông thì người sử dụng đất hợp pháp sẽ được tiếp tục sử dụng đúng mục đích. Tuy nhiên, người được cấp phép sử dụng phần đất này sẽ có phần sẽ bị hạn chế là không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình, ví dụ cụ thể có thể thấy trong trường hợp chính gia đình của mình năm trong diện được cấp phép, có đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ thì sẽ không được xây dựng nhà cửa kiên cố trên diện tích đất thuộc hành lang giao thông. Còn đối với trong trường hợp người sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ công trình đường bộ thì phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước sẽ thu hồi phần đất đó và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ. Tại điểm c khoản 4 Điều 56
“ Đất trong hành lang an toàn công trình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai, trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất.
Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ được sử dụng đất theo quy định.”
Và Điều 11 của
“ Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình đã được công bố, cắm mốc thì ghi “Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình… (ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ)”; hoặc ghi “Thửa đất có… m2 đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình…” đối với trường hợp một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình.”
Như vậy, từ nội dung quy định tại hai Điều luật này có thể thấy, trường hợp việc hộ gia đình, cá nhân được thừa hưởng từ thừa kế hoặc có mua đất là đất hợp pháp theo quy định pháp luật thì hộ gia đình, cá nhân mua đất đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với cả phần đất nằm trong hành lang an toàn và có quyền sử dụng phần đất đó theo quy định của pháp luật cụ thể trong
2. Bồi thường thiệt hại đối với đất nằm trong hành lang an toàn giao thông?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang thực hiện giải phóng mặt bằng một công trình trong quá trình thống kê đền bù toàn bộ diện tích đất nằm trong vành đai biên giới và hành lang an toàn giao thông nên không thu hồi đất. Bà con sử dụng canh tác trồng cây cối hoa màu trên diện tích đất này. Tôi muốn hỏi tại tỉnh Lào Cai không thu hồi đất của dân có bồi thường hỗ trợ cây cối hoa màu không? Bồi thường theo duy định nào của pháp luật. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 94 Luật Đất đai 2013 quy định về Bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công tình có hành lang bảo vệ an toàn quy định như sau:
“Khi Nhà nước xây dựng công trình công cộng, quốc phòng, an ninh có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, theo quy định, khi thực hiện giải phóng mặt bằng ở tỉnh Lào Cai để xây dựng công tình công cộng, quốc phòng, an ninh có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn thì vẫn được bồi thường thiệt hại đối với cây cối hoa màu trên diện tích đất này.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện như sau:
Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ quy định tại Điều 94 Luật Đất đai 2013 được thực hiện như sau:
+ Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc từ đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
Tbt = (G1 – G2) x S
Trong đó:
Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;
G1: Giá đất ở tính bình quân mỗi m2;
G2: Giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở hoặc giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2;
S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất;
+ Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
Tbt = (G3 – G4) x S
Trong đó:
Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;
G3: Giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở tính bình quân mỗi m2;
G4: Giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2;
S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất.
+ Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì việc xác định mức bồi thường thiệt hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể.
Trong trường hợp này, đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng được xác định theo Quyết định 20/2016/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn khi Nhà nước xây dựng công trình kiên cố trên phần đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ nhưng nông dân ở đây đang trồng hoa màu có phát triển mà việc xây dựng không có thu hồi đất thì những người dân tham gia trồng hoa màu sẽ được nhà nước đền bù vào phần bị khai thác sử dụng. Nhà nước sẽ áp dụng theo công thức mà chúng tôi đã trình bày theo Nghị định trên để thực hiện đền bù.