Hiện nay, nhiều người bị xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn tuy nhiên bỏ phương tiện lại, đây được xem là một hành vi sai lầm bởi vì người phạm tội vẫn không thể loại bỏ trách nhiệm của mình. Vậy bỏ xe khi vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bỏ xe khi vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trên thực tế hiện nay, nhiều người bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn tuy nhiên đã lựa chọn phương án bỏ xe, không đóng phạt theo quy định của pháp luật. Nhiều người dân cho rằng, khi bị lập biên bản tạm giữ xe và xử phạt vi phạm hành chính do hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, mức xử phạt cao trong khi giá trị của phương tiện thấp, vì vậy nên họ đã có quan điểm bỏ luôn xe và không thực hiện trách nhiệm nộp phạt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên đây được đánh giá là quan điểm sai lầm, thậm chí khi có hành vi bỏ xe do vi phạm nồng độ cồn thì còn phải có trách nhiệm nộp thêm số tiền phạt chậm nộp. Đôi khi một người vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ có hành vi bỏ phương tiện bị tạm giữ, thì người đó vẫn sẽ phải có trách nhiệm nộp phạt, việc xử phạt vẫn có hiệu lực, trách nhiệm xử phạt trong trường hợp này cũng không bị loại bỏ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về trình tự và thủ tục nộp tiền phạt. Cụ thể như sau:
– Trong khoảng thời gian thi hành quyết định xử phạt căn cứ theo quy định tại Điều 68 và Điều 79 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022, các cá nhân và tổ chức bị xử phạt bắt buộc phải nộp tiền phạt tại cơ quan có thẩm quyền đó là Kho bạc nhà nước hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi nhận cụ thể trên quyết định xử phạt. Nếu vượt quá thời hạn nêu trên thì người bị xử phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đó, đồng thời cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân bị xử phạt bắt buộc phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền chưa nộp;
– Tại các vùng núi, vùng sâu vùng xa, tại các khu vực biên giới mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn, thì cá nhân và tổ chức bị xử phạt hoàn toàn có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thu tiền phạt tại chỗ, sau đó nổ tại kho bạc nhà nước hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước trong khoảng thời gian không quá 07 ngày được tính kể từ ngày thu tiền phạt của người nộp phạt. Trong trường hợp xử phạt đối với hành vi vi phạm trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ có quyền thu tiền phạt trực tiếp, sau đó nộp tại kho bạc nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của kho bạc nhà nước trong khoảng thời gian hai ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ nay vào bờ hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày thu tiền phạt;
– Cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm hành chính bị phạt tiền bắt buộc phải nộp tiền phạt một lần. Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt cần phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân và tổ chức nộp tiền.
Theo đó thì có thể nói, khi hết thời gian chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tuy nhiên người có hành vi vi phạm vẫn không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, người có hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn có hành vi bỏ xe và không có trách nhiệm nộp phạt, thì cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt sẽ cần phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền chưa nộp phạt.
Đồng thời, người vi phạm quy định về nồng độ cồn trong trường hợp này sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 86 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022. Có thể kể đến một số biện pháp cưỡng chế như sau:
– Khấu trừ một phần tiền lương hoặc khấu trừ một phần thu nhập, khấu trừ từ tiền tài khoản của các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm hành chính;
– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để thực hiện hoạt động bán đấu giá;
– Thu tiền hoặc tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do các cá nhân, tổ chức khác đang nắm giữ trong trường hợp cá nhân/tổ chức sau khi vi phạm hành chính có hành vi cố tình tẩu tán tài sản;
– Bắt buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022.
2. Bỏ xe khi vi phạm nồng độ cồn có được đăng ký xe mới không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, người có hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn bỏ xe, không chấp hành nộp phạt theo quy định của pháp luật thì sẽ không được thực hiện thủ tục đăng ký xe mới. Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 3 của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an, có quy định, các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm quy định về an ninh trật tự an toàn giao thông tuy nhiên các chủ thể đó không chấp hành đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì sẽ chưa được giải quyết đăng ký xe, sau khi các chủ thể vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì sẽ được quyền đăng ký xe theo quy định của Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an.
Theo đó thì có thể nói, khi bị xử phạt với các lỗi vi phạm quy định về nồng độ cồn tuy nhiên người lái xe vẫn chưa nộp phạt thì người này sẽ không được phép thực hiện thủ tục đăng ký xe mới.
Thực tế theo quy định của pháp luật hiện nay, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn hiện nay đang được xác định ở mức khá cao, cao nhất đối với phương tiện xe máy lên tới 7.000.000 đồng. Trong khi đó, thông thường giá trị của các chiếc xe vi phạm sẽ thấp hơn con số này, vì vậy cho nên không ít người đã chấp nhận bỏ lại phương tiện đó và không đóng tiền nộp phạt. Tuy nhiên, hành vi của lái xe sẽ gây ra nhiều hậu quả pháp lý, đồng thời việc bỏ lại phương tiện vi phạm cũng không loại bỏ trách nhiệm pháp lý của người vi phạm. Nếu vượt quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt thì người lái xe còn cần phải nộp thêm số tiền nộp phạt chậm và hoàn toàn bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi đó, người này sẽ không được thực hiện thủ tục đăng ký phương tiện mới tại cơ quan công an.
3. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn. Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại
Thứ nhất, đối với xe máy có mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn như sau:
– Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Người vi phạm bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6
– Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Biện pháp xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Biện pháp xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Thứ hai, đối với phương tiện ô tô có mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn như sau:
– Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Biện pháp xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Biện pháp xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Biện pháp xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới;
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: