Người lao động có trình độ khác nhau sẽ được xếp theo bậc lương khác nhau. Vậy, nếu bổ sung thêm bằng đại học thì được nâng lương như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức lương tối thiểu của người lao động có bằng đại học:
Căn cứ theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp, và Điều 5 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo
– Người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ rà soát lại tất cả các thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể để đảm bảo quyền lợi của người lao động, xem xét lại quyết định của người sử dụng lao động để điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp, không được thực hiện hoạt động xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ và người lao động làm việc vào ban đêm, không được cắt giảm các chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật về lao động gây thiệt hại đến người lao động;
– Đối với những nội dung đã thỏa thuận và các cam kết được ghi nhận trong hợp đồng lao động phù hợp với ý chí của các bên hoặc một số thỏa thuận khác có lợi cho người lao động so với quy định của pháp luật thì sẽ tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, như vậy thì đồng nghĩa với việc các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc tiền lương thông qua chức danh đòi hỏi qua học nghề hoặc qua đào tạo nghề cao hơn ít nhất phải bằng 7% so với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định thì sẽ tiếp tục được thực hiện, trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy theo phân tích ở trên thì có thể thấy, những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà có lợi cho người lao động thì cần phải được tiếp tục thực hiện. Theo đó người lao động làm các công việc hoặc có lương thông qua chức danh đòi hỏi cần phải đáp ứng điều kiện về học nghề hoặc đào tạo nghề cao hơn phải bằng ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu khi đã thỏa thuận và được ghi nhận trong hợp đồng lao động trước thời điểm ngày 1 tháng 7 năm 2022.
2. Bổ sung thêm bằng đại học thì được nâng lương thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi
– Trong các cơ quan và các đơn vị nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ hoặc sử dụng chức danh công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng trong bảng 3 thì sẽ thực hiện hoạt động sếp lương đối với các chủ thể đó theo ngạch lương tương ứng với quy định tại bảng 3, ngoài ra thì việc trả lương sẽ được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước mà chủ thể đó đang làm việc và phù hợp với quy định của pháp luật;
– Khi thực hiện hoạt động chuyển lương cũ sang ngạch và bậc lương mới, nếu như xét thấy bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch đó thì những bậc lương cũ con bữa nay sẽ được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch của các chủ thể đó;
– Nhìn chung thì hệ số lương của các ngạch công chức loại C sẽ tính đến yếu tố điều kiện lao động cao hơn môi trường lao động bình thường. Các chủ thể đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn cũng như vị trí công tác phù hợp với ngành thì sẽ được xem xét đến cả yếu tố chuyên môn, căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngành để được cử đi thi nâng ngạch. Như vậy thì có thể thấy, khi chuyển sang ngạch đại học thì hệ số lương và lần nâng lương tiếp theo sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Và để chuyển được sang Nhật đại học thì cần phải bổ sung thêm bằng đại học.
Nhìn chung hiện nay thì bậc lương đại học được chia thành 09 bậc, với hệ số lương của mỗi bậc cụ thể như sau:
Bậc | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Hệ số lương | 2,34 | 2,67 | 3,0 | 3,33 | 3,36c | 3,99 | 4,32 | 4,65 | 4,98 |
Như vậy, một chủ thể là viên chức sau khi giữ lương bậc 2 đại học đủ 36 tháng, sau khi đáp ứng tiêu chuẩn của bậc đại học, sẽ được xét tăng lương thường xuyên lên bậc 3 đại học, với hệ số lương tăng từ 2,67 lên 3,0. Cụ thể thì, lương được tính theo công thức sau:
Lương = Hệ số lương x Lương cơ bản
Hiện nay, hệ số lương và bậc lương đại học trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước dựa trên mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (kể từ ngày 01/7/2023 theo Nghị quyết của Quốc hội đã được thông qua), như sau:
Bậc lương | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Hệ số lương | 2,34 | 2,67 | 3 | 3,33 | 3,36 | 3,99 | 4,32 | 4,65 | 4,98 |
Mức lương từ 01/7/2023 | 4.212 | 4.806 | 5.400 | 5.994 | 6.588 | 7.182 | 7.776 | 8.370 | 8.964 |
3. Quy định về nguyên tắc nâng bậc lương:
Căn cứ Điều 2 của Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp, có quy định về nguyên tắc xét nâng bậc trước thời hạn như sau:
– Việc xét nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn cho các chủ thể cần phải đảm bảo theo quy định của pháp luật, trong quá trình nâng bậc lương trước thời hạn phải đảm bảo tính dân chủ và công bằng, đảm bảo tối đa tính khách quan và công khai, tính minh bạch và đúng quy định của pháp luật;
– Việc nâng lương trước thời hạn chế do chủ thể có thẩm quyền cấp, việc nâng lương sẽ được dựa trên thành tích xuất sắc theo thứ tự từ người có thành tích cao nhất đến người có thành tích tốt hơn và không được phép thực hiện việc nâng lương trước thời hạn hai lần liên tiếp đối với một chủ thể, tức là không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích suất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với cùng một người;
– Phải ưu tiên quyền lựa chọn chế độ nâng bậc lương trước thời hạn có lợi cho các chủ thể là công chức hoặc viên chức và người lao động, khi sáng thấy họ vừa là đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích suất sắc đồng thời thì họ cũng thuộc đối tượng được nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
4. Quy trình xét nâng bậc lương trước thời hạn:
Căn cứ Điều 19 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp, có quy định về quy trình xét nâng bậc lương trước thời hạn gồm các bước như sau:
Bước 1: Các chủ thể có thẩm quyền thuộc bộ phận tổ chức cán bộ hoặc cán bộ phụ trách công tác tổ chức cán bộ trực thuộc các đơn vị sự nghiệp của Cục thi hành án dân sự sẽ tiến hành hoạt động ra soát lương của các đối tượng là công chức hoặc viên chức và người lao động khi có thông báo nghỉ hưu của các đối tượng này, và xem xét sau đó báo cáo lên chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ trưởng các đơn vị về các trường hợp đủ điều kiện để được xét nâng bậc lương trước thời hạn.
Bước 2: Thủ trưởng đơn vị sẽ ra quyết định và đề nghị đến Bộ trưởng xem xét và quyết định nâng bậc lương trước thời hạn cho các chủ thể đã có thông báo nghỉ hưu theo thẩm quyền. Đối với trường hợp các đối tượng là công chức hoặc viên chức và người lao động trong các đơn vị thuộc Bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng thì khi đó Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ sẽ gửi văn bản đề nghị về Vụ tổ chức cán bộ để báo cáo đến bộ trưởng nhằm xem xét và quyết định. Còn đối với trường hợp công chức thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng thì khi đó Cục trưởng cục thi hành án dân sự sẽ gửi văn bản đề nghị về Tổng cục thi hành án dân sự để báo cáo lên lãnh đạo xem xét giải quyết.
Bước 3: Vụ tổ chức cán bộ và Tổng cục thi hành án dân sự trong phạm vi quyền hạn của mình và trong phạm vi mà mình được phân công phụ trách sẽ tổng hợp các đề nghị của các đơn vị, sau đó xem xét và trình lên lãnh đạo quyết định theo thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp;
– Luật Cán bộ, công chức năm 2019;
– Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang.