Hiện nay, việc quy định về bổ sung, thay thế xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến như thế nào? Những quy định đối với xe vận tải hành khách được đề cập ra sao? Luật Dương Gia xin chia sẻ đến quy bạn đọc một số thông tin hữu ích dưới bài viết này.
Mục lục bài viết
1. Bổ sung, thay thế xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến:
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về việc thay thế, bổ sung xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách khai thác trên tuyến được quy định cụ thể như sau:
– Việc bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc được bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng số chuyến xe. Xe được thay thế, bổ sung vào tuyến nào phải được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” có ghi tên tuyến đó và phải đảm bảo các yêu cầu về loại phương tiện tham gia khai thác tuyến đã đăng ký.
– Thay thế xe đột xuất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng phương tiện bất kỳ của đơn vị mình đã được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” để thay thế khi xe đang hoạt động trên tuyến không may gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn giao thông hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác. Trường hợp đơn vị không bố trí được phương tiện thay thế, Sở Giao thông vận tải quyết định việc điều động phương tiện của đơn vị khác trên tuyến để thay thế; Theo quy định hiện nay, xe thay thế đột xuất phải có Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT .
2. Trách nhiệm cấp Lệnh vận chuyển vận tải hành khách theo tuyến cố định:
Trách nhiệm cấp lệnh vận chuyển thuộc về ai theo quy định hiện nay, tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
Lệnh vận chuyển của đơn vị; theo dõi, quản lý việc sử dụng phù hiệu, ghi thông tin trên Lệnh vận chuyển và cấp cho người lái xe theo đúng các quy định về quản lý vận tải; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Thông 12/2020/TT-BGTVT.
Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có trách nhiệm cấp Lệnh vận chuyển cho người lái xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thuộc về.
3. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định:
Quy định đối với loại hình xe vận tải hành khách theo tuyến cố định có quy định tại Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Nhằm đảm bảo thực hiện được công việc một cách tốt nhất, an toàn nhất, phương tiện vận tải phải đáp ứng những nội dung sau:
Xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có chỗ ưu tiên cho người cao tuổi và phụ nữ mang thai; người khuyết tật, phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe ngoài ra được dán cố định phù hiệu phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
Theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGTVT được niêm yết thông tin ở phía trên kính trước, tên bến xe nơi đến, tên bến xe nơi đi, Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe. Tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải, niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe vé đã kê khai theo mẫu quy định, giá vé đã kê khai theo mẫu quy định, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định hiện nay.
Về chất lượng, số lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải thiết kế theo đúng yêu cầu của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe;
Thứ tư, Theo quy định hiện nay trên xe luôn luôn phải trang bị những dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định hiện nay.
Cạnh bên giường nằm hoặc phía sau ghế ngồi phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính cụ thể:
+ Quy định về dây an toàn luôn luôn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn
+ Cách sắp xếp hành lý; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe, bảng cấm hút thuốc lá trên xe;
+ Hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa hướng thoát hiểm và búa thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
Mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định trong cùng một thời điểm, các tuyến này được phép nối tiếp nhau.
Như vậy, để được đi vào hoạt động thì xe vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đáp ứng đủ các quy định trên. Để đảm bảo an toàn cho hành khách việc đưa ra quy định như vậy là hết sức phù hợp cần thiết đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách khi sử dụng dịch vụ vận chuyển.
4. Quy định về quản lý tuyến vận tải hành khách:
– Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP Sở Giao thông vận tải thực hiện các nội dung quản lý tuyến đối với tuyến xe nội tỉnh.
– Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để thực hiện các nội dung quản lý và phối hợp Sở Giao thông vận tải nơi phát sinh các vấn đề về quản lý vận tải, trật tự, an toàn giao thông trên tuyến để xử lý đối với các tuyến liên tỉnh.
– Sở Giao thông vận tải thực hiện xây dựng, bổ sung điều chỉnh tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh; thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và báo cáo bằng văn bản đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải công bố theo định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp, chủ trì với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, điều chỉnh rà soát và tham mưu trình Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh định kỳ trước ngày 30 tháng 4 hàng năm,
– Dựa vào danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định được cấp có thẩm quyền công bố, Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và Sở Giao thông vận tải địa phương thống nhất và công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở các thông tin chi tiết của từng tuyến gồm: bến xe nơi đến, bến xe nơi đi, hành trình; giờ và tổng số chuyến xe xuất bến của từng chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác và thời gian giãn cách tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề; công suất bến xe hai đầu tuyến được công bố định kỳ trước ngày 15 tháng 5 hàng năm và đột xuất ngoài thời điểm công bố định kỳ trong trường hợp điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải hành khách cố định, lưu lượng trên tuyến đã công bố.
– Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền công bố, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cập nhật danh mục tuyến cố định liên tỉnh, Sở Giao thông vận tải cập nhật biểu đồ chạy xe tuyến cố định liên tỉnh, danh mục và biểu đồ chạy xe tuyến cố định nội tỉnh vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
– Nếu có phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện như: có tuyến đường mới được đưa vào khai thác; bến xe ngừng hoạt động hoặc do các vấn đề phát sinh khác dẫn đến phải cập nhật, bến xe mới công bố được đưa vào khai thác, điều chỉnh, bổ sung vào Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định thì thực hiện như sau:
+ Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh ;
+ Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh .
– Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến thống nhất tạm thời điều chỉnh giảm số chuyến xe thực tế hoặc tạm ngừng hoạt động nếu xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, bão lụt, thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến cố định. Theo đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong thời gian xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, bão lụt . Báo cáo kết quả điều chỉnh về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.