Nợ tiền nếu không trả mà bên cho vay kiện ra Tòa thì tài sản của bên nợ sẽ được kê biên để nhằm bảo đảm việc trả tiền cho bên cho vay.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi ở với bố mẹ, sổ hộ khẩu đề là hộ gia đình ông B (tên bố tôi). Bố tôi vay tiền và có đem giấy tờ nhà đất đi thế chấp. Sau đó tòa có tuyên hợp đồng vô hiệu nên các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên họ đã trả lại cho lại nhà và đất, nhưng hiện tại gia đình tôi không còn đủ kinh tế để trả hết số nợ trước đó. Họ kiện ra tòa, tài sản của gia đình tôi bị bên thi hành án kê biên tất cả.
Tôi thấy không thỏa đáng vì bố tôi nợ mà chả nhẽ cả nhà tôi phải chịu? Tôi có làm đơn lên
Tôi không biết làm như thế thì có được không, và việc cơ quan thi hành án cưỡng chế kê biên tài sản chung của cả hộ gia đình tôi như thế có được không vì chỉ có mình bố tôi nợ mà. Luật sư tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trường hợp của bạn không nói rõ tài sản bị bên thi hành án kê biên là tài sản chung của cả gia đình gồm bố mẹ và vợ chồng bạn hay là tài sản của mỗi người trong gia đình bạn bị kê biên. Nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo hai hướng sau:
Trường hợp nếu tài sản của gia đình bạn có những loại tài sản đã định sẵn là tài sản riêng của bố, mẹ, vợ, chồng bạn thì bên thi hành án kê biên tất cả tài sản là sai với quy định của pháp luật vì ai nợ người đó phải chịu trách nhiệm trả nợ. Tài sản của gia đình đã phân định rõ ràng là tài sản nào thuộc quyền sở hữu của ai thì việc bên thi hành án kê biên toàn bộ là vi phạm pháp luật bạn hoàn toàn có thể khiếu nại yêu cầu bên phía thi hành án giao lại tài sản bị kê biên vượt quá giới hạn tài sản của bố bạn.
Nhưng nếu tài sản bị kê biên là tài sản chung của cả gia đình không phân biệt rõ ràng tài sản đó là thuộc của ai mà giấy tờ xác định tài sản chung chung là của gia đình thì việc bên thi hành án kê biên tất cả số tài sản đó là không trái pháp luật theo nguyên tắc tránh tẩu tán tài sản khi có tranh chấp xảy ra. Nhằm hạn chế trường hợp khi có tranh chấp các bạn chia tài sản thì bố bạn nhận tài sản ít nhất và như thế nghĩa vụ trả nợ chỉ nằm trong phạm vi tài sản của bố bạn mới được chia sẽ gây thiệt hại cho bên cho vay.
>>> Luật sư
Như vậy, việc bên thi hành án có làm đúng hay không hoặc Kiểm sát viên tư vấn cho bạn yêu cầu phía thi hành án giao lại tài sản để gia đình tự chia tài sản có đúng hay không còn phụ thuộc vào việc tài sản bị kê biên trước đó đã phân định rạch ròi hay chưa.