“Tư cách mõ” là một trong số các truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân nghèo trong xã hội xưa, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Dưới đây là bài viết về bố cục và các bản tóm tắt của tác phẩm "Tư cách mõ”. Xin mời các em học sinh cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bố cục Tư cách mõ của Nam Cao:
Tác phẩm “Tư cách mõ” của Nam Cao được bố cục thành 3 phần chính:
+ Phần thứ nhất (từ đầu đến “… và là mõ ngay từ ngày mới sinh”: Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh sống của anh Lộ, người làm công việc mõ làng, có cuộc sống bần hàn và đầy khổ cực.
+ Phần thứ hai (tiếp theo đến “Cho chúng nó cứ cười khỏe đi!”: Tập trung vào cuộc sống thường ngày của nhân vật Lộ, phản ánh những nỗi đau, khát khao và mâu thuẫn trong nội tâm của nhân vật, từ đó thể hiện những mặt trái của xã hội.
+ Phần thứ ba (còn lại): Đưa ra những suy nghĩ sâu sắc về nhân cách, giá trị sống và bản chất con người qua hình ảnh nhân vật Lộ, kết thúc bằng những câu hỏi triết lý mở ra cho độc giả.
2. Tóm tắt tác phẩm “Tư cách mõ” của Nam Cao ngắn gọn:
Mẫu 1:
Câu chuyện kể về nhân vật chính tên Lộ. Lộ vốn là một người nông dân hiền lành, chân chất, chăm chỉ làm ăn. Nhưng cuộc đời đưa đẩy, anh được phân công làm công việc mới là mõ làng. Người ta dỗ ngon dỗ ngọt anh, xúi anh làm mõ để phụ giúp làng làm việc. Những Lộ không thể ngờ rằng người ta coi thường những người đi làm mõ, dân làng khinh ghẻ anh vô cùng. Khi bắt đầu có chức có quyền, Lộ dần dần bị tha hóa, anh bắt đầu trở nên ngông cuồng. Dưới bàn tay nhào nặn của bọn thực dân phong kiến và thái độ khinh rẻ của dân làng, anh quyết định trở nên bần tiện, mạt hạng, đúng với sự gièm pha của người đời. Anh trở nên dần dần biến chất, tham lam vơ vét của cải của người dân tới mức mà mọi người trong làng đâm ra sợ hãi, nể và phải chiều Lộ mỗi khi anh cướp giật. Cứ thế Lộ ngày càng trượt dài trên con đường tha hóa, nó đã trở thành thói quen của anh. Người đời luôn miệng bảo rằng “Tham như mõ”, khiến anh càng ngày trở nên mất tự trọng và “tiến bộ” trong nghề nghiệp làm mõ. Tác phẩm “Tư cách Mõ” chính là một lời kêu cứu khẩn thiết, nhằm cứu vớt linh hồn con người và nhân phẩm của họ.
Mẫu 2:
Nam cao được biết đến là một nhà văn xuất sắc chuyên viết về đề tài người nông dân trong xã hội xưa. “Tư cách Mõ” là một tác phẩm vô cùng lôi cuốn viết về đề tài trên. Câu chuyện lấy bối cảnh quen thuộc về người nông dân Việt Nam vừa bị làm nô lệ vừa phải chịu sự bóc lột của bọn thực dân phong kiến. Nhân vật trung tâm của toàn bộ tác phẩm là anh nông dân dưới đáy xã hội tên là Lộ. Ban đầu anh vốn là một người nông dân hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm việc mỗi ngày, cho đến khi làng phân cho anh một công việc mới, đó là làm mõ làng. Anh không thể ngờ rằng dân làng vô cùng coi khinh công việc mõ làng này. Khi trở thành mõ làng, anh có trong tay một tí quyền lực thì liền trở nên ngông cuồng. Nhưng thật ra người đời luôn coi khinh cái chức mõ làng này. Chỉ vì bị xúc phạm nặng nề mà Lộ đã biến thành một kẻ ti tiện, tham lam và bẩn thỉu. Lâu dần thành quen, dần dần anh mõ làng ngày càng trở nên tha hóa, ra sức cướp bóc của cải của người dân. Người đời luôn chửi anh rằng “tham như mõ”. Có thể thấy con đường tha hóa của nhân vật Lộ bắt nguồn từ bàn tay nhào nặn của bọn thực dân nửa phong kiến nửa chính quyền và từ cả những định kiến xấu xa đến tận cùng trong xã hội xưa.
Mẫu 3:
Trong tác phẩm “Tư cách mõ” của nhà văn Nam Cao, nhân vật chính là anh Lộ – một người nông dân hiền lành như đất, không cờ bạc rượu chè mà chỉ lo làm việc chăm chỉ. Một ngày nọ, làng phân cho anh một công việc mới, chính là làm mõ làng. Thế nhưng, người đời lại khinh rẻ và coi khinh anh, vì họ luôn nói rằng “tham như mõ”. Ban đầu anh còn phớt lờ, nhưng rồi không thể chịu được nữa, anh quyết định trở nên tham lam như thiên hạ nói vì đằng nào cũng đã bị gán như vậy rồi. Tham lam lâu thì trở thành tật xấu, anh mõ làng dần trở nên tha hóa, không còn lòng tự trọng, không còn nóng tai trước những câu chửi và coi khinh của thiên hạ nữa. Đối với công việc của anh, nếu có lòng tự trọng thì mõ làng sẽ mất việc. Sự tha hóa của nhân vật Lộ như thế này đã gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân nửa phong kiến, một xã hội mục nát và cất lên tiếng nói đồng cảm đối với số phận của người dân lương thiện.
3. Tóm tắt tác phẩm “Tư cách mõ” của Nam Cao hay:
Mẫu 1:
Câu chuyện “Tư cách mõ” của nhà văn Nam Cao kể về một anh mõ làng tên là Lộ. Người dân trong làng luôn khinh bỉ và ngấm ngầm ghét bỏ cái nghề mõ làng này, họ thường xuyên nói rằng “tham như mõ”. Vì trong làng không có ai muốn làm nghề này nên duy chỉ có mình Lộ bị dụ dỗ nhận chức này. Vì Lộ vốn là một anh nông dân hiền lành chất phác, ai kêu gì làm nấy, cho dù cuộc sống của mình có khó khăn và nghèo khổ nhưng Lộ vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Dân làng coi khinh nghề mõ làng nhưng chính họ lại là đối tượng lừa Lộ làm công việc không ai muốn làm này. Thế nhưng, từ khi nhận chức mõ làng, anh bị người đời chửi rủa, họ coi khinh và cô lập anh. Cuối cùng, vì không thể chịu được nữa mà Lộ quyết định biến chất, trở thành cái thằng mõ tham lam như người đời hay nói về anh. Anh trở nên hung dữ, ra sức cướp bóc và vơ vét của cải của người dân, dần dần mất đi lòng tự trọng và những phẩm chất tốt đẹp ngày trước cũng không còn nữa. Tác phẩm “Tư cách mõ” là một áng văn xuất sắc, cất lên tiếng nói đồng cảm với số phận người nông dân trong xã hội xưa.
Mẫu 2:
Truyện kể về nhân vật chính tên Lộ, một người nông dân nghèo khổ làm nghề mõ làng – công việc hèn mọn, bị xã hội khinh thường. Ban đầu, Lộ là một anh nông dân hiền lành, chân chất, thật thà, ai thuê gì cũng làm nấy. Anh vẫn giữ được cho mình những phẩm chất tốt đẹp ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn và vất vả. Cho đến ngày người dân dụ dỗ anh làm nghề mõ làng. Người đời coi khinh cái nghề mõ làng này, vì ai cũng nói rằng “tham như mõ”. Lộ phải chịu đựng sự miệt thị, cô lập, chế giễu từ dân làng và sống cuộc đời đầy tủi nhục. Vì muốn có thêm chút thu nhập mà anh đồng ý làm công việc này, nhưng không ngờ thái độ của người dân lại thay đổi như vậy. Ban đầu, Lộ còn phớt lờ, nhưng cuối cùng không thể chịu được nữa, anh quyết định trở thành tên mõ làng tham lam đúng như cái biệt danh mà dân làng đã gán cho anh. Anh dần dần bị tha hóa, cướp bóc và vơ vét của cải của người dân, đến nỗi dân làng đều sợ và phải chiều Lộ. Qua hình ảnh nhân vật Lộ, Nam Cao đã phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đầy bất công và lên án bọn thực dân nửa phong kiến nửa chính quyền cùng những định kiến xấu xa đến tận cùng trong xã hội xưa. Tác phẩm vừa thể hiện sự cảm thông với thân phận khốn khổ của Lộ, vừa lên án sự bất công và thói đạo đức giả trong xã hội lúc bấy giờ. “Tư cách mõ” không chỉ là một câu chuyện về số phận người nông dân nghèo trong xã hội xưa mà còn gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về giá trị và nhân phẩm con người.
Mẫu 3:
“Tư cách mõ” của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm xuất sắc viết về thân phận của người nông dân trong xã hội xưa. Nhân vật chính trong câu chuyện là anh Lộ. Lộ được miêu tả ban đầu hiện lên là một anh nông dân chân chất, ai thuê gì làm nấy, dẫu nghèo khó nhưng Lộ vẫn luôn giữ được cho mình những phẩm chất vô cùng tốt đẹp. Thế nhưng bước ngoặt lớn nhất khiến cuộc đời của Lộ thay đổi hoàn toàn chính là trở thành mõ làng. Nghề mõ làng này bị người đời coi khinh, vì ai cũng nói rằng “tham như mõ”. Anh nông dân chân chất lương thiện bị người dân dụ dỗ nhận chức mõ làng. Anh vui vẻ nhận công việc ấy cũng chỉ vì muốn kiếm thêm thu nhập, ấy vậy mà người dân trong làng hùa nhau cô lập, khinh bỉ và miệt thị anh. Thế rồi, Lộ dần dần trở nên tha hóa đúng với những gì mà dân làng đã gán lên anh. Anh ngày càng tham lam, cướp bóc của cải của người dân. Lúc này đây, Lộ hoàn toàn đã bị tha hóa. Anh nông dân hiền lành với những phẩm chất tốt đẹp ngày xưa đã không còn nữa. Tác phẩm đã lên tiếng tố cáo tội ác của bọn thực dân và xã hội xưa khiến người nông dân vô tội trở nên tha hóa và biến chất, qua đó cất lên tiếng nói đồng cảm với số phận của người dân lương thiện.
THAM KHẢO THÊM: