Tác giả Nguyễn Minh Châu viết Bức Tranh năm 1976, ngay sau khi nước nhà thống nhất nhưng mãi đến năm 1982 mới công bố. Đây có thể được coi là tác phẩm mở đầu của cả quá trình chuyển hướng sáng tác văn học sang kiểu nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu. Hãy nêu bố cục và ttóm tắt Bức tranh của Nguyễn Minh Châu.
Mục lục bài viết
1. Bố cục truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu:
Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kì sau năm 1875. Những tác phẩm của ông đều hướng đến phản ánh cuộc sống và số phận của con người sau những ngày hậu chiến. Không chỉ có nội dung sâu sắc mà mỗi tác phẩm của tác giả Nguyễn Minh Châu còn để lại những bài học triết lí, những tuyên ngôn khiến cho đọc giả phải suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cũng có lẽ vì sự tài ba, tinh tế ấy mà tác giả Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “Người mở đường tài ba và tinh anh” của công cuộc đổi mới văn học. Tác giả Nguyễn Minh Châu viết Bức Tranh năm 1976, ngay sau khi nước nhà thống nhất nhưng mãi đến năm 1982 mới công bố. Đây có thể được coi là tác phẩm mở đầu của cả quá trình chuyển hướng sáng tác văn học sang kiểu nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu. Cũng giống như các tác phẩm khác của mình, truyện ngắn này cũng chứa đựng lời tuyên ngôn đầy tính nhân văn.
Bố cục truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh được chia làm 03 phần:
- Phần 1: nói về cuộc đấu tranh nội tâm của người họa sĩ về những lỗi lầm của mình ở trong quá khứ và sự dũng cảm đối mặt với hiện thực.
- Phần 2: nói về vẻ đẹp cao thượng, bao dung của anh chiến sĩ và lời đề cảnh tỉnh mọi người hãy nhìn nhận thấu đáo, suy nghĩ về cách sống, lối ứng xử trong cuộc sống.
- Phần 3: nói về những trăn trở về sự thành công của nghệ thuật khi kiếm tìm vẻ đẹp trong tâm hồn của con người.
2. Tóm tắt truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu ngắn gọn:
Truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu là câu chuyện về một người họa sĩ tài năng nhưng cũng mang đầy các khuyết điểm và hạn chế của con người. Bức tranh “Chiến sĩ giải phóng quân” của anh đã trở nên nổi tiếng và có được nhiều người yêu thích. Khi đang chuyển công tác, anh bị thương và không thể mang vác nặng được nhưng may mắn thay có người chiến sĩ đồng hành giúp đỡ. Người chiến sĩ đã từng nhờ anh vẽ một bức tranh truyền thần nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, sau khi mà nhận được sự giúp đỡ của anh chiến sĩ và nhận ra những sai lầm của mình, người họa sĩ đã xin lỗi và quyết định vẽ một bức tranh tặng anh. Bức tranh này mang đầy tâm huyết và cảm xúc của chính người họa sĩ. Người họa sĩ quyết tâm đưa bức tranh truyền thần của anh chiến sĩ về quê hương cho người mẹ của anh ta. Tuy nhiên, sau khi thành công và trở về, anh bị cuốn vào guồng quay công việc và quên đi mất lời hứa của mình. Khi gặp lại anh chiến sĩ, anh họa sĩ cảm thấy hoảng hốt và trăn trở về chính hành động vô tâm của mình đã làm cho mẹ anh chiến sĩ mù lòa vì thương nhớ con. Sau nhiều đấu tranh nội tâm, anh họa sĩ quyết định nhận lỗi lầm với anh chiến sĩ và giải bày hành động sai trái của mình. Anh chiến sĩ đã tha thứ và hiện lên với một tấm lòng cao thượng. Bức tranh cuối cùng mà người họa sĩ vẽ là về chính bản thân của mình, nhắn gửi ý nghĩa rằng hãy nhìn vào bản chất bên trong của con người, không chỉ dừng lại ở sự hào nhoáng ở bên ngoài. Truyện ngắn này giản dị nhưng sâu sắc, nhấn mạnh sự quan trọng của lòng biết ơn, của tấm lòng cao thượng và sự nhân hậu trong cuộc sống. Nó cũng nhấn mạnh việc nhìn thấu về bản chất của con người và không dừng lại ở những vẻ bề ngoài.
3. Tóm tắt truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu hay nhất:
Trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu, câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính đó là người họa sĩ và anh chiến sĩ. Người họa sĩ là một tài năng với sự nghiêm túc và đam mê ở trong công việc nghệ thuật. Bức tranh “Chiến sĩ giải phóng quân” của anh đã được nhiều người yêu thích và mua về để trưng bày. Trên đường chuyển công tác, anh gặp tai nạn và bị thương, không thể vác nặng được, khi đó may mắn thay, anh nhận được sự giúp đỡ từ anh chiến sĩ, người mà anh đã từng từ chối vẽ một bức tranh cho. Anh chiến sĩ đã tận tình giúp đỡ anh và từ lòng biết ơn và hối hận, người họa sĩ đã nói lời xin lỗi và vẽ một bức tranh tặng cho anh chiến sĩ. Bức tranh này đã làm nên danh tiếng của người họa sĩ nhưng anh đã mất dần đi lòng biết ơn và hối hận ở trong cuộc sống đầy thành công của mình. Khi gặp lại anh chiến sĩ, anh nhận ra sự vô tâm của mình đã làm cho người mẹ anh chiến sĩ mù lòa vì thương nhớ con. Sau nhiều đấu tranh nội tâm, người họa sĩ quyết định đi nhận lỗi với anh chiến sĩ và giải bày hành động sai trái của mình. Anh chiến sĩ đã tha thứ và hiện lên với một tấm lòng cao thượng. Bức tranh cuối cùng mà người họa sĩ vẽ là về chính bản thân mình, nhắn gửi một ý nghĩa rằng hãy nhìn vào bản chất bên trong của con người, không chỉ dừng lại ở sự hào nhoáng bên ngoài. Bức tranh của tác giả Nguyễn Minh Châu thể hiện những suy tư, trăn trở và đấu tranh tâm lí của một người họa sĩ tài năng, nhấn mạnh sự quan trọng của lòng biết ơn, tấm lòng cao thượng và sự nhân hậu trong cuộc sống.
4. Tóm tắt truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu đặc sắc:
Truyện ngắn “ Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là một người họa sĩ và anh chiến sĩ. Trong đó, chủ đạo là dòng suy nghĩ, hồi tưởng và cả sự trăn trở, đấu tranh về tâm lí của người họa sĩ tài năng song cũng mang đầy những khiếm khuyết, hạn chế của một con người.Theo dõi câu chuyện của người họa sĩ, chính những độc giả cũng nhận ra những mặt hạn chế, những nhược điểm tất yếu của con người. Nhận ra những góc tối ở bên trong cái vẻ hào nhoáng, sáng bóng bên ngoài. Trước hết, người họa sĩ, nhân vật chính ở trong câu chuyện này là một người nghệ sĩ tài năng. Anh ta luôn nghiêm túc với nghệ thuật, với công việc của mình. Vì vậy mà bức kí họa “chiến sĩ giải phóng quân” của người họa sĩ ấy trở nên nổi tiếng, được nhiều người lựa chọn mua để trưng bày. Người họa sĩ cũng là người biết nhận ra sự thiếu sót, những sai lầm của bản thân mình để từ đó khắc phục, sửa chữa. Khi mang theo rất nhiều những bức tranh, các sản phẩm tâm huyết của mình băng qua rừng để tiếp tục lên đường chuyển công tác, anh ta đã bị ngã xuống suối và bị chấn thương ở chân, không thể mang vác nặng.
Trong hoàn cảnh ấy, chính người chiến sĩ đồng hành tận lòng giúp đỡ, vừa giúp anh ta chữa trị vết thương, vừa phải mang vác đống đồ đạc, những bức tranh. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là người chiến sĩ này cũng là người mà trước đó bị chính anh ta từ chối một cách rất phũ phàng khi người chiến sĩ này nhờ anh ta vẽ cho mình một bức tranh truyền thần. Vì để biết ơn tấm lòng của người chiến sĩ, cũng là vì hối hận về những lời nói vô tình trước thì người họa sĩ đã chủ động xin lỗi, và mong muốn có thể vẽ tặng cho anh chiến sĩ bức kí họa chân dung: “Tôi xin lỗi đồng chí…Tôi cũng sẽ vẽ cho đồng chí một bức tranh thật tuyệt đẹp”. Và trong ngay trong đêm, bằng các dụng cụ vẽ thô sơ nhất, người họa sĩ đã hoàn thành được bức kí họa người chiến sĩ- mà sau này, chính bức họa này mang lại sự danh tiếng cho người họa sĩ đó. Sở dĩ bức họa này trở nên nổi tiếng không chỉ bởi tài năng thiên bẩm của người nghệ sĩ, mà nó còn vì tấm lòng, cảm xúc của người nghệ sĩ ấy được truyền tải vào bức tranh.
THAM KHẢO THÊM: