Bộ câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương là tài liệu cực kì hữu ích mà chúng tôi giới thiệu đến các bạn sinh viên học cao đẳng, đại học ôn thi môn Pháp Luật Đại Cương dễ dàng hơn. Sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo và tải bộ câu hỏi tại đây.
Mục lục bài viết
1. Bộ câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương:
Câu 1. Sự xuất hiện của nhà nước cổ đại nào sau đây có nguyên nhân là do mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được:
A. Nhà nước Giéc – manh.
B. Nhà nước Rôma.
C. Nhà nước Aten.
D. Các Nhà nước phương Đông.
Câu 2. Theo học thuyết Mác – Lênin, nhận định nào sau đây là đúng:
A. Tính chất giai cấp của nhà nước không đổi nhưng bản chất của nhà nước thì thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
B. Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước không thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
C. Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước luôn luôn thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
D. Tính chất giai cấp của nhà nước luôn luôn thay đổi, còn bản chất của nhà nước là không đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
Câu 3. Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc trung ương:
A. Thành phố Huế
B. Thành phố Cần Thơ
C. Thành phố Đà Nẵng
D. Thành phố Hải Phòng
Câu 4. Câu nào sau đây đúng với quy định được ghi trong Điều 15 Hiến pháp Việt Nam 1992, đã được sửa đổi, bổ sung:
A. “…Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN…”.
B. “…Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN…”.
C. “…Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh theo định hướng XHCN…”.
D. “…Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước theo định hướng XHCN…”.
Câu 5. Sự tồn tại của nhà nước:
A. Là kết quả tất yếu của xã hội loài người, ở đâu có xã hội ở đó tồn tại nhà nước
B. Là kết quả tất yếu của xã hội có giai cấp
C. Là do ý chí của các thành viên trong xã hội với mong muốn thành lập nên nhà nước để bảo vệ lợi ích chung.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 6. Số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay của nước CHXHCN Việt Nam là:
A. 62
B. 63
C. 64
D. 65
Câu 7. Quyền lực và hệ thống tổ chức quyền lực trong xã hội CXNT:
A. Hòa nhập vào xã hội và phục vụ lợi ích cho các thành viên trong xã hội.
B. Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ lợi ích cho Hội đồng thị tộc, tù trưởng, các thủ lĩnh tôn giáo.
C. Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ lợi ích cho các thành viên trong xã hội.
D. Hòa nhập vào xã hội và phục vụ cho lợi ích của Hội đồng thị tộc, tù trưởng, các thủ lĩnh tôn giáo.
Câu 8. Ngoài tính chất giai cấp, kiểu nhà nước nào sau đây còn có vai trò xã hội:
A. Nhà nước XHCN
B. Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản
C. Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản; Nhà nước phong kiến
D. Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản; Nhà nước phong kiến; Nhà nước chủ nô
Câu 9. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu
B. Do Quốc hội bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước
C. Do Chủ tịch nước giới thiệu
D. Do Chính phủ bầu
Câu 10. Theo Điều lệ ĐCS Việt Nam, nếu không có đại hội bất thường, thì mấy năm ĐCS Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc một lần:
A. 3 năm
B. 4 năm
C. 5 năm
D. 6 năm
Câu 11. Nước nào sau đây có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang:
A. Việt Nam
B. Pháp
C. Ấn Độ
D. Cả B và C
Câu 12. Nhà nước nào sau đây có hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất:
A. Mêxicô
B. Thụy Sĩ
C. Séc
D. Cả A, B và C
Câu 13. Nhà nước CHXHCN Việt Nam có hình thức cấu trúc là:
A. Nhà nước đơn nhất
B. Nhà nước liên bang
C. Nhà nước liên minh
D. Cả A và C đều đúng
Câu 14. Nhà nước nào sau đây có hình thức chính thể cộng hòa tổng thống:
A. Đức
B. Ấn Độ
C. Nga
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 15. Nhà nước nào sau đây có chính thể cộng hòa:
A. Ucraina
B. Marốc
C. Nam Phi
D. Cả A và C
Câu 16: Nhà nước nào sau đây có chính thể cộng hòa đại nghị:
A. Đức
B. Bồ Đào Nha( Dan chu nghi vien)
C. Hoa Kỳ (CH Tong thong)
D. Cả A và B
Câu 17. Nhà nước quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến) là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu cử mà ra.
C. Quyền lực nhà nước được phân chia cho người đứng đầu nhà nước theo phương thức thừa kế và một CQNN khác.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể gồm những người quý tộc và được hình thành do thừa kế.
Câu 18. Trong nhà nước quân chủ chuyên chế:
A. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một một cơ quan tập thể và do bầu cử mà ra.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người và được hình thành do bầu cử.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về một người và được hình thành theo phương thức thừa kế.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể, được hình thành theo phương thức thừa kế.
Câu 19. Nhà nước quân chủ là nhà nước:
A. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước hay thuộc về một tập thể, và được hình thành do bầu cử.
C. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần chủ yếu vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 20. Tên gọi nào không phải là tên gọi bộ của bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:
A. Bộ thủy lợi
B. Bộ viễn thông
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 21. Tên gọi nào không phải là tên gọi bộ của bộ máy quản lý hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:
A. Bộ ngoại giao
B. Tài nguyên khoáng sản
C. Bộ y tế và sức khỏe cộng đồng
D. Cả B và C
Câu 22. Quy định pháp luật về bầu cử của Việt Nam, ngoài các điều kiện khác, muốn tham gia ứng cử, phải:
A. Từ đủ 15 tuổi
B. Từ đủ 18 tuổi
C. Từ đủ 21 Tuổi
D. Từ đủ 25 tuổi
Câu 23. Kiểu nhà nước nào có sử dụng phương pháp thuyết phục để cai trị và quản lý xã hội:
A. Nhà nước XHCN
B. Nhà nước XHCN và nhà nước tư sản
C. Nhà nước XHCN, nhà nước tư sản và nhà nước phong kiến
D. Nhà nước XHCN, nhà nước tư sản, nhà nước phong kiến và nhà nước chủ nô
Câu 24. Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong HTPL Việt Nam:
A. Pháp lệnh
B. Luật
C. Hiến pháp
D. Nghị quyết
Câu 25. Trong Tuyên ngôn ĐCS của C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”.
Đại từ nhân xưng “các ông” trong câu nói trên muốn chỉ ai?:
A. Các nhà làm luật
B. Quốc hội, nghị viện
C. Nhà nước, giai cấp thống trị
D. Chính phủ
Câu 26. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, thì:
A. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai; Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
B. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai; Đất đai thuộc sở hữu tư nhân
C. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác vừa có quyền sử dụng, vừa có quyền sở hữu đối với đất đai; Đất đai thuộc sở hữu tư nhân
D. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác vừa có quyền sử dụng, vừa có quyền sở hữu đối với đất đai; Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
Câu 27. Theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 1998, công dân Việt Nam có:
A. 1 quốc tịch
B. 2 quốc tịch
C. 3 quốc tịch
D. Nhiều quốc tịch
Câu 28. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp:
A. Chủ tịch nước
B. Quốc hội
C. Chính phủ
D. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
Câu 29. Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua mấy kiểu pháp luật:
A. 2 kiểu pháp luật
B. 3 kiểu pháp luật
C. 4 kiểu pháp luật
D. 5 kiểu pháp luật
Câu 30. Nếu không có kỳ họp bất thường, theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, mỗi năm Quốc hội Việt Nam triệu tập mấy kỳ họp:
A. 1 kỳ
B. 2 kỳ
C. 3 kỳ
D. 4 kỳ
Không có quy định phải triệu tập mấy kỳ họp
Câu 31. Số cơ quan trực thuộc chính phủ của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:
A. 8 cơ quan trực thuộc chính phủ
B. 9 cơ quan trực thuộc chính phủ
C. 10 cơ quan trực thuộc chính phủ
D. 11 cơ quan trực thuộc chính phủ
Câu 32. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, có mấy cấp xét xử:
A. 2 cấp
B. 3 cấp
C. 4 cấp
D. 5 cấp
Câu 33. Cơ quan nào là cơ quan ngang bộ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay:
A. Thanh tra chính phủ
B. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
C. Ngân hàng nhà nước
D. Cả A và C
Câu 34. Nhiệm vụ của nhà nước là:
A. Phương diện, phương hướng, mặt hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của nhà nước.
B. Những vấn đề đặt ra mà nhà nước phải giải quyết, những mục tiêu mà nhà nước phải hướng tới.
C. Cả A và B.
D. Cả A và B đều sai
Câu 35. Hội đồng nhân dân là:
A. Cơ quan lập pháp
B. Cơ quan hành pháp
C. Cơ quan tư pháp
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 36. Cơ quan nào sau đây có chức năng quản lý hành chính:
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. UBND các cấp
D. Cả B và C đều đúng
Câu 37. Nhiệm vụ của nhà nước:
A) Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
B) Xóa đói giảm nghèo
C) Điện khí hóa toàn quốc
D) Cả A, B và C đều đúng
Câu 38. Khẳng định nào là đúng:
A. Mọi thị xã là nơi đặt trung tâm hành chính của tỉnh
C. Cả A và B đều đúng
B. Mọi thị trấn là nơi đặt trung tâm hành chính của huyện
D. Cả A và B đều sai
Câu 39. Theo Hiến pháp Việt Nam 1992, Chủ tịch nước Nước CHXHCN Việt Nam:
A. Do nhân dân bầu ra
B. Do Quốc hội bầu ra
C. Do nhân dân bầu và Quốc hội phê chuẩn
D. Được kế vị
Câu 40. Nếu không có kỳ họp bất thường, theo quy định của Hiến pháp Việt Nam 1992, mỗi năm Quốc hội Việt Nam triệu tập mấy kỳ họp:
A. 1 kỳ
B. 2 kỳ
C. 3 kỳ
D. Không có quy định phải triệu tập mấy kỳ họp
2. Khái quát về môn Pháp luật đại cương:
Môn học này giúp sinh viên hiểu rõ về Nhà nước và pháp luật, cung cấp kiến thức cơ bản về các lĩnh vực chủ chốt như Hiến pháp, Hành chính, Dân sự, Hình sự,… trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Qua đó, người học có cơ hội nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của Nhà nước và pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời phát triển thái độ tuân thủ pháp luật nhà nước, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia. Môn học cũng hỗ trợ người học áp dụng linh hoạt các nguyên lý pháp luật trong công việc và cuộc sống cá nhân, đặc biệt là đối với những sinh viên thuộc các ngành học xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định môn Pháp luật đại cương là một môn học cơ bản, quan trọng và không thể thiếu đối với sinh viên ở cấp đại học.
3. Mục tiêu của môn Pháp luật đại cương:
Mục tiêu của môn Pháp luật đại cương bao gồm:
– Hiểu rõ về những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến nhà nước và pháp luật, bao gồm nguồn gốc hình thành, bản chất, hình thức, và các kiểu nhà nước và pháp luật.
– Đào tạo kiến thức pháp lý cơ bản, bao gồm quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Nắm vững cấu trúc và hình thức biểu hiện của hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Hiểu rõ về khái niệm và các chế định cơ bản của một số bộ luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
– Phát hiện và hiểu biết về các vấn đề pháp lý thực tế.
– Vận dụng kiến thức pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý.
– Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tế.
– Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác theo chuẩn mực của pháp luật.
– Hình thành kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý cho cộng đồng.
THAM KHẢO THÊM: