Hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp. Trước tình hình thực tế đó, Nhà nước đã áp dụng rất nhiều các chế tài trong pháp luật hình sự để kiểm soát và hạn chế tội phạm. Bài viết dưới đây cung cấp góc nhìn lý luận và thực tiễn về các biện pháp tư pháp theo Bộ luật hình sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biện pháp tư pháp là gì?
- 2 2. Đặc điểm các biện pháp tư pháp theo Bộ luật Hình sự:
- 3 3. Các biện pháp tư pháp theo Bộ luật Hình sự:
- 3.1 3.1. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:
- 3.2 3.2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi:
- 3.3 3.3. Bắt buộc chữa bệnh:
- 3.4 3.4. Khôi phục lại tình trạng ban đầu:
- 3.5 3.5. Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra:
1. Biện pháp tư pháp là gì?
Khi nghiên cứu lý luận về các biện pháp tư pháp hình sự, việc xem xét khái niệm của nó là hết sức quan trọng, song nếu chỉ nghiên cứu trên cạnh lý khía luận thì chưa đủ, mà cần phải xem xét trên cả khía cạnh pháp luật hình sự thực định cũng như thực tiễn áp dụng. Chúng ta cùng điểm qua một số khía cạnh để xem xét khái niệm cơ bản của các biện pháp tư pháp:
– Pháp luật hình sự thực định: Pháp luật hình sự thực định Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến năm 1986 (pháp điển hóa lần 1) thi chua xây dựng định nghĩa pháp lý của khái niệm các biện pháp tư pháp hình sự, cũng như chưa từng được ghi nhận về mặt lập pháp. Pháp điển hóa lần thứ 2 (năm 1999), khái niệm pháp lý của “biện pháp tư pháp” cũng chưa được chính thức ghi nhận trong pháp luật thực định. Như vậy, có thể nói mặc dù các biện pháp tư pháp hình sự là một chế định hết sức quan trọng, song hành cùng hình phạt để hoàn thiện hệ thống chế tải hình sự, nhưng lại chưa được ghi nhận một cách chinh thống. Việc chưa để cập đến nó trên cơ sở pháp luật thực định là một điểm thiếu sót cần được xem xét.
– Trong lý luận, từ trước đến nay trong khoa học luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, khái niệm về các biện pháp tư pháp có rất nhiều tranh cãi, ý kiến khác nhau, song vẫn chưa có một quan điểm thống nhất nào, cụ thể là:
– Khoa học luật hình sự Việt Nam có một số quan điểm coi các biện pháp tư pháp là: Biện pháp tư pháp hình sự không phải là hình phạt, chi có tính chất hành chính, dân sự nhưng được quyết định ngay trong vụ án hình sự. Ngoài ra các biện pháp được áp dụng chung đối với bị cáo, người bị hai, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
“Biện pháp tư pháp hình sự là các biện pháp hình sự được Bộ luật Hình sự quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt”.
Như vậy, tổng kết các quan điểm khác nhau về khái niệm các biện pháp tư pháp, đồng thời căn cứ vào quá trình lập pháp, xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật về các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra khải niệm khoa học về các biện pháp tư pháp hình sự: Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt, do pháp luật hình sự quy định và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tổ tung hình sự tương ứng cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người đó, hoặc hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt.
Biện pháp tư pháp tiếng anh là “Judicial remedies”.
2. Đặc điểm các biện pháp tư pháp theo Bộ luật Hình sự:
Như vậy, tổng kết các quan điểm khác nhau về khái niệm các biện pháp tư pháp, đồng thời căn cứ vào quá trình lập pháp, xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật về các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra khải niệm khoa học về các biện pháp tư pháp hình sự: Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt, do pháp luật hình sự quy định và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tổ tung hình sự tương ứng cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người đó, hoặc hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt.
– Thứ nhất: Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt mà hậu quả pháp lý của việc áp dụng nó là người phạm tội không bị coi là có án tích nếu như biện pháp tư pháp được áp dụng độc lập đối với người đó mà không kèm hình phạt.
– Thứ hai: Với tinh chất là một dạng của trách nhiệm hình sự và là một hình thức để thực hiện trách nhiệm hình sự trong văn bản của Cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền, biện pháp tư pháp cũng chi có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội. Chi khi có tội phạm củng đầy đủ các dấu hiệu của nó, thì mới có thể xác định được trách nhiệm hình sự và mới có thể có biện pháp tư pháp hình sự với tư cách là biện pháp ít nghiêm khắc hơn hình phạt.
– Thứ ba: Khác với hình phạt, căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, biện pháp tư pháp hỗ trợ hình phạt Đặc điểm thứ ba: Khác với hình phạt, căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, biện pháp tư pháp hỗ trợ hình phạt còn với các biện pháp tư pháp thay thể hình phạt, thì chi có thể do Tòa án áp dụng với người bị kết án nói riêng.
– Thứ tư, còn với các biện pháp tư pháp thay thể hình phạt, thì chi có thể do Tòa án áp dụng với người bị kết án nói riêng.
3. Các biện pháp tư pháp theo Bộ luật Hình sự:
Theo Điều 46
– Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
+ Bắt buộc chữa bệnh.
– Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
+ Khôi phục lại tình trạng ban đầu;
+ Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
3.1. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:
– Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
+ Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
+ Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
+ Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.
– Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
– Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.
3.2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi:
– Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
– Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
3.3. Bắt buộc chữa bệnh:
– Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
– Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
3.4. Khôi phục lại tình trạng ban đầu:
Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm phạm tội của mình gây ra. Trường hợp nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
3.5. Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra:
Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm:
– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
– Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
– Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017)
–
–