Có những biện pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?
Nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp
Thứ nhất, bổ sung thủ tục tuyên bố vô hiệu – một thủ tục cần thiết nhằm hạn chế ngay tức khắc tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là rất lớn, không chỉ đối với nền kinh tế mà còn tới quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó khi phát hiện một hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần thiết phải áp dụng ngay thủ tục tuyên bố vô hiệu thỏa thuận đó.
Hiện nay, pháp luật của chúng ta chưa có quy định, như vậy cần có sự bổ sung quy định này. Theo đó, nên quy định thủ tục tuyên bố vô hiệu đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo hướng giao cho Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh được quyền ra quyết định. Ngoài ra khi quy định mức phạt tiền nên quy định số tiền phạt đối với doanh nghiệp tham gia thỏa thuận tỷ lệ thuận với việc chấm dứt hành vi vi phạm hay tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Việc quy định như vậy sẽ có tác dụng ngăn chặn và xử lý hiệu quả hơn.
Thứ hai, cần thay đổi mức phạt đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như có sự tương thích với quy định trong các văn bản pháp luật khác. Trong điều kiện hiện nay, với sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạng thì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không đơn thuần chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà có liên quan đến khu vực và thế giới. Do đó mức phạt cũng cần được nghiên cứu thay đổi cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hại của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo quy định tại Điều 118 Luật Cạnh tranh, đối với các hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Như trường hợp của 19 doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam bị phạt 553 triệu đồng; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 362 triệu đồng; Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex 222 triệu đồng… Tuy nhiên mức phạt này vẫn chưa thực sự hợp lý, bởi nếu căn cứ vào mức doanh thu, sẽ có trường hợp doanh nghiệp bị phạt nhiều – phạt ít trong khi vi phạm cùng một hành vi như nhau. Như vậy, để có thể xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách triệt để, khi quy định về mức phạt hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cần kết hợp một mức phạt cố định và một mức phả theo tỉ lệ phần trăm trên tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Thứ ba, bổ sung một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung căn cứ để xác định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc diện bị cấm, từ đó mở rộng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối. Theo đó, cần quy định thêm thỏa thuận ấn định chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Cần học tập những quy định của pháp luật các nước khác với quy định như: thỏa thuận hợp tác phát triển sản phẩm mới giữa các đối thủ cạnh tranh có vị trí thống lĩnh trên thị trường dưới một hình thức liên kết kinh doanh có thể gây nguy hại cho cạnh tranh và nên cấm. Đồng thời cần có sự xác định rõ ràng các thỏa thuận cạnh tranh bị cấm tuyệt đối và bị cấm có điều kiện…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tư, cần áp dụng chính sách khoan hồng trong việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xử lý mềm dẻo có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Một là, do trình độ của cán bộ quản lý cạnh tranh còn hạn chế, trong khi việc điều tra thành công lại cần sự giúp đỡ và tự nguyện cung cấp thông tin từ người trong cuộc, việc khoan hồng sẽ tạo điều kiện nhanh chóng chấm dứt và làm hạn chế hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Hai là, chính sách khoan hồng tạo ra sự cân bằng lợi ích sâu xa giữa cơ quan quản lý cạnh tranh – doanh nghiệp kinh doanh – người tiêu dùng.
Thứ năm, cần có những biện pháp nâng cao hơn nữa nhận thức của các doanh nghiệp về pháp