Hiện nay có thể thấy vấn đề biến đổi khí hậu đang là vấn đề rất được sự quan tâm của con người không chỉ đối với Việt nam mad cả với các nước trên thế giới. Biến đối khí hậu gây ra hậu quả nặng nề cho con người về sức khỏe và tài sản.
Mục lục bài viết
1. Biến đổi khí hậu là gì?
“Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài. Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm. Nhưng có thể khác tùy theo mục đích sử dụng.” Bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển. Các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Theo đó biến đổi khí hậu là những biến đổi theo chiều hướng xấu ở các môi trường tự nhiên môi trường sinh hoạt hoặc vật lí trên thục tế đời sống của con người. Mang đến tác động tiêu cực cụ thể và trực tiếp tới thời tiết, gây ảnh hưởng xấu tới toàn sinh vật trên trái đất. Chúng ta có thể nhận thấy những biến đổi xấu của thời tiết hầu hết đều do thay đổi khí hậu. Chúng khiến thời tiết dần trở nên khắc nghiệt hơn. Nên khi thấy tình trạng khí hậu đang theo chiều hướng cực đoan. Đồng nghĩa chúng sẽ mang theo nhiều biểu hiện xấu hư lũ lụt, thiên tai,
Ngoài ra thì có thể hiểu sự biến đổi này là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Thông qua sự thay đổi thì có thể thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Ví dụ: ấm lên, lạnh đi… hay sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới biến đổi khí hậu . Biến đổi khí hậu sẽ có tác động hết sức lớn đến sự sống cũng như hoạt động của con người
2. Hợp tác quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu:
Ở Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nó đã gây ra những tác động của biến đổi khí hậu thậm chí còn diễn biến nhanh hơn so với dự kiến, Vì thế nên cần phải có những đánh giá hiện trạng, dự báo chính xác để từ đó có những giải pháp phù hợp cho ứng phó với biến đổi khí hậu thích hợp, tránh được những tác động tiêu cực giảm những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cả về người lẫn tài sản cho nhân dân. Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu và Việt Nam đã cam kết với thế giới cùng nỗ lực giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, tận dụng cơ hội này để chúng ta cùng phối hợp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, biến thách thức thành cơ hội do biến đổi khí hậu gây ra đó là một hướng giải quyết tốt để có thể ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trên thực tế chúng ta có thể thấy hoạt động của Việt Nam và đứng trước những yêu cầu, thách thức đặt ra đối với vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam cho rằng cần phải có giải pháp tăng cường hợp tác có hiệu quả hơn nữa để góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Theo đó không những cần phải thực hiện việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng của hệ sinh thái để khôi phục, cải thiện và duy trì các hệ sinh thái chống chịu biến đổi khí hậu. Các quốc gia cần phải đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số, chuyển đổi số mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Từ đó mà có thể tạo ra tác dụng kép cho nền kinh tế, vừa cắt giảm khí thải, vừa trợ giúp các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
Có thể nói vấn đề hợp tác quốc tế để ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề rất quan trọng và cần phải thực hiện bởi rất nhiều lí do như Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu trên thế giới. Biến đổi khí hậu đe dọa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế dài hạn, giảm nghèo và phát triển bền vững. Mức độ dễ bị tổn thương của Việt Nam càng tăng lên bởi Việt Nam vốn chịu nhiều tác động từ thiên tai liên quan đến khí hậu, do vị trí địa lý, mô hình phát triển kinh tế và mật độ dân cư cao tại các vùng đồng bằng và ven biển, cũng như cộng đồng dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương tại các lưu vực sông ở vùng cao hẻo lánh. Nhiệt độ ngày càng tăng, tình trạng hạn hán và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, mực nước biển dâng và sự xuất hiện ngày càng nhiều của những cơn bão đe dọa đến các vấn đề an ninh lương thực, sinh kế và đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam.
3. Những giải pháp cần có đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và tận dụng những mặt tích cực của biến đổi khí hậu dựa trên cơ sở đánh giá khách quan và những dự báo có tính dài hạn để từ đó có những giải pháp phù hợp.
Tăng cường phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành nhất là những diễn biến trong bối cảnh mới. Sau đại dịch Covid-19, cần có cách thức mới để người dân thấy được biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân tác động tới sức khỏe và ảnh hưởng tới hệ sinh thái, con người gắn bó với hệ sinh thái và phải chống chịu, thích ứng.
Biến đổi khí hậu đã được khẳng định là một nhân tố ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống, kinh tế-xã hội, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu , do vậy về quan điểm chúng ta chấp nhận những ảnh hưởng này để có những giải pháp phù hợp, trong đó có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng đồng thời cũng có những ảnh hưởng có tính tích cực, biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành những cơ hội để chủ động giảm thiểu và thích ứng dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hòa, tính hiệu quả, phù hợp với diễn thế của thiên nhiên được đặt lên hàng đầu.
Xét trong bối cảnh mới, một trong những điểm nghẽn để giải quyết những vấn đề liên quan đến thể chế đó là “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Giải pháp phù hợp trong ứng phó với biến đổi khí hậu cần dựa vào tiếp cận thị trường trước hết là vai trò của doanh nghiệp và người dân nhằm tạo ra cơ chế tạo nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính. Hiện tại quỹ ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang vận hành ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như một số nước ở chấu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…, nếu doanh nghiệp và người dân tiếp cận quỹ này sẽ có được nguồn lực tài chính không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Thị trường Cac Bon là một cơ chế tài chính tốt trên thị trường, Việt Nam nên sớm hình thành và tham gia vào thị trường này.
Cần phải căn cứ vào kịch bản đưa ra do biến đổi khí hậu , nhất là kịch bản nước biển dâng thêm 1m từ nay đến cuối thế kỷ 21 để có những tính toán đầy đủ và phương án qui hoạch phù hợp đối với hoạt động sản xuất các ngành, lĩnh vực, phân bố dân cư và chuyển đổi phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ phù hợp.
Trong qui hoạch và xây dựng chính sách cần phải lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu để có biện pháp chủ động ứng phó phù hợp với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với từng ngành, lĩnh vực và từng vùng phù hợp với thực tiễn đang và sẽ diễn ra.
Cần có những giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực và từng vùng đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu xét trong bối cảnh mới. Trước hết chú trọng tới ngành nông nghiệp trong việc cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi do những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ chống chịu mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với từng vùng, ưu tiên hàng đầu là vùng đồng bằng sông cửu long, triển khai và thực hiện tốt Nghị quyết 120 của Chính phủ để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu . Những vùng khác phụ thuộc vào đặc trưng của mỗi vùng để có những giải pháp phù hợp, đối với vùng ven biển, ưu tiên hàng đầu là ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, đối với vùng miền núi là lũ lụt, lũ quét, hạn hán, lốc xoáy và thoái hóa đất.
Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, chỉ một mình Việt Nam sẽ không giải quyết được, chính vì vậy cần có sự phối hợp với các tổ chức, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hơn nữa chúng ta đã cam kết cùng nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chính vì vậy cần tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế, nắm bắt cơ hội để có những chuyển giao về khoa học công nghệ thế hệ mới, đầu tư tài chính và kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu