Biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt là gì? Biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt để làm gì? Mẫu biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt 2021? Hướng dẫn viết biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt? Quy định pháp luật về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt?
Tai nạn, sự cố giao thông là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động nói chung và hoạt động giao thông đường sắt nói riêng. Về nguyên tắc, khi có tai nạn, sự cố giao thông đường sắt xảy ra, thì phải lập biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt đó. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt.
1. Biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt là gì?
Thông tư số 23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:
“6. Sự cố giao thông đường sắt là vụ việc xảy ra trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt gây trở ngại đến chạy tàu nhưng chưa xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
7. Tai nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.” (Điều 3)
Và tại Điều 4 của thông tư quy định như sau:
“1. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt:
a) Các sự cố giao thông đường sắt phải được lập biên bản;
…..
2. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt:
c) Các vụ tai nạn giao thông đường sắt phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của Thông tư này;”
Có thể thấy việc lập biên bản khi có vụ tai bạn, sự cố giao thông là điều bắt buộc.
Như vậy, biên bản vụ tại nạn, sự cố giao thông đường sắt là văn bản được lập ra khi có những sự cố giao thông đường sắt hoặc tai nạn giao thông đường sắt. Nội dung của biên bản ghi về các thông tin chi liên quan đến sự cố, tai nạn như tuyến đường, lý trình, vị trí xảy ra sự cố, tai nạn; tình hình khái quát; thiệt hại xảy ra,…
2. Biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt dùng để làm gì?
Biên bàn vụ tại nạn, sự cố giao thông đường sắt được dùng để ghi nhận về vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt, về các thông tiên liên quan đến vụ tai nạn, sự cố giao thông đó; biên bản dùng để báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt đó.
3. Mẫu biên bản vụ tai nai nạn, sự cố giao thông đường sắt
Biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt được nan hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Mẫu biên bản cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN VỤ TAI NẠN, SỰ CỐ GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
1. Tên vụ sự cố, tai nạn:
2. Vị trí xảy ra tai nạn, sự cố:
a) Tuyến đường sắt (ghi rõ tuyến đường sắt nơi xảy ra sự cố, tai nạn);
b) Lý trình nơi xảy ra sự cố, tai nạn (ghi rõ lý trình, khu gian nơi xảy ra sự cố, tai nạn);
c) Địa điểm nơi xảy ra tai nạn, sự cố: (ghi rõ xã, huyện, tỉnh nơi xảy sự cố, tai nạn).
3. Thời gian bắt đầu lập biên bản:
4. Thành Phần tham gia gồm những ai tham gia (ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị) đã đến tận nơi xảy ra sự cố, tai nạn tiến hành xem xét hiện trường, ghi lại kết quả.
5. Tình hình khái quát: (số hiệu đoàn tàu, số hiệu đầu máy, số lượng toa xe, họ và tên những người có liên quan, tình hình thời tiết, kế hoạch, tác nghiệp chỉ huy chạy tàu hoặc dồn tàu và nội dung sự việc khi xảy ra tai nạn, vẽ sơ đồ hiện trường).
6. Tang vật, dấu vết và số liệu đo đạc, di chuyển các thiết bị của đầu máy, toa xe, đường, ghi, trang thiết bị, hàng hóa…
7. Dấu vết liên quan đến con người, vị trí đã di chuyển, xê dịch…
8. Thống kê sơ bộ thiệt hại: (đầu máy, toa xe, cầu đường, ghi, giờ ách tắc giao thông, số tàu chậm, số tàu chuyển tải hoặc bãi bỏ, số người chết, bị thương…).
9. Kết luận sơ bộ (nguyên nhân và trách nhiệm):
Biên bản lập xong lúc…giờ…phút, ngày…tháng…năm…, đã đọc lại cho các thành viên cùng nghe, công nhận đúng, cùng ký tên.
Các thành Phần khác cùng tham gia
….,ngày….tháng….năm….
Người lập biên bản
(ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn viết biên bản vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt
Trong biên bản ghi địa danh, ngày tháng năm viết biên bản.
Ghi tên của vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
Ghi chi tiết về các thông tin: tuyến đường sắt nơi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, lý trình xảy ra sự cố, địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn. Ghi rõ xã, huyện, tỉnh nơi xảy sự cố, tai nạn.
Thời gian lập biên bản ghi rõ giờ, phút
Ghi thành phần tham gia đã có mặt khi sự cố, tai nạn xảy ra tiến hành xem xét hiện trường.
Phần tình hình khái quát ghi số hiệu đoàn tàu, số hiệu đầu máy, số lượng toa xe, họ và tên những người có liên quan như chỉ huy tàu,…, tình hình thời tiết, kế hoạch, tác nghiệp chỉ huy chạy tàu hoặc dồn tàu và nội dung sự việc khi xảy ra tai nạn, vẽ sơ đồ hiện trường,….
Ghi tại các thông tin tang vật, số liệu đo đạc, di chuyển các thiết bị của tàu hỏa
Thống kê các thiệt hại ban đầu về người, tài sản,…
Kết luận sơ bộ ghi nguyên nhân xảy ra sự cố, tai nạn và trách nhiệm của các bên.
5. Quy định pháp luật về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
Thông tư số 23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt như sau:
– Các sự cố giao thông đường sắt phải được lập biên bản;
– Khi sự cố giao thông đường sắt xảy ra ở khu gian, việc lập biên bản do trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) thực hiện. Trường hợp sự cố giao thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga, việc lập biên bản do trực ban chạy tàu hoặc trưởng ga hoặc nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (đối với đường sắt đô thị) thực hiện;
– Sự cố giao thông đường sắt phải được thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt:
– Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt phải phối hợp giải quyết bảo đảm an toàn, khôi phục giao thông nhanh chóng và kịp thời;
– Phải tổ chức cứu giúp ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn;
– Các vụ tai nạn giao thông đường sắt phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của Thông tư này;
– Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục giao thông vận tải đường sắt sau khi tai nạn xảy ra trên đường sắt;
– Việc tổ chức khôi phục hoạt động giao thông vận tải đường sắt không được gây trở ngại cho công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng;
– Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho công tác cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.
Lập hồ sơ vụ việc
Khi có tai nạn giao thông đường sắt, lập hồ sơ vụ việc tai nạn giao thông đường sắt là hoạt động bắt buộc
Thông tư số 23/2018/TT- BGTVT quy định về việc lập hồ sơ vụ việc tai nạn giao thông đường sắt như sau:
” Điều 12. Lập hồ sơ vụ việc vụ tai nạn giao thông đường sắt
1. Các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này phải thực hiện lập Hồ sơ vụ việc đối với tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn).
2. Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn phải được giao lại cho trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga gần nhất để chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn gồm có:
a) Báo cáo vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Báo cáo của nhân viên đường sắt có liên quan theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Báo cáo của người chứng kiến (nếu có) nhưng không liên quan đến tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Biên bản bàn giao nạn nhân, tài sản và các giấy tờ có liên quan khi xảy ra vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga sau khi lập hoặc tiếp nhận Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn phải có trách nhiệm lập thành các bản sao Hồ sơ và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho các cơ quan, tổ chức sau:
a) 01 bộ gửi cho
b) 01 bộ gửi cho Phòng hoặc Đội Thanh tra – An toàn đường sắt thuộc Cục Đường sắt Việt Nam nơi gần nhất;
c) 01 bộ gửi cho đơn vị trực tiếp quản lý khai thác đường sắt thuộc doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc 01 bộ cho doanh kinh doanh đường sắt chuyên dùng khi tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng;
d) Thời gian thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra.”