Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là gì, mục đích của biên bản? Những quy định liên quan đến tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính? Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính 2021? Hướng dẫn soạn thảo biên bản?
Khi đã có
1. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là gì, mục đích của biên bản?
Mẫu biên bản về việc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính là văn bản được lập ra để ghi chép về việc tạm giữ, tang vật phương tiện theo thủ tục hành chính với nội dung nêu rõ thông tin tang vật, phương tiện vi phạm hành chính…
Mục đích của mẫu biên bản về việc tạm giữ tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính: biên bản nhằm ghi lại quá trình làm việc của cơ quan có thẩm quyền với bên vi phạm hành chính, nội dung biên bản.
2. Những quy định liên quan đến tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính?
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: được quy định tại Điều 80
– Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
– Trường hợp đình chỉ hoạt động có thời hạn, cá nhân, tổ chức vi phạm phải đình chỉ ngay một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt.
– Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được tiến hành các hoạt động ghi trong quyết định xử phạt.
– Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng thực tế gây hậu quả tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường thì người có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản việc tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn cho các cơ quan có liên quan.
– Trường hợp phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay theo thẩm quyền, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
– Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
– Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.
Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu: được quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
“1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
c) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
đ) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
e) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật này. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.”
3. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính?
…………… (1)
……………. (2)
Số: …………/BB-TGTVPT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
Để thi hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số………………………………… ngày………./…………/………… do……………………………………ký.
Hôm nay, hồi………..giờ………..phút, ngày………../………../………..tại (3)…………
Chúng tôi gồm: (họ tên, chức vụ, đơn vị)
……….
Với sự chứng kiến của: (họ tên, địa chỉ, chức vụ, CMND/CCCD số – nếu có) (4)
…………..
Tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của:
Ông(Bà)/Tổ chức(Người đại diện theo pháp luật, Chức danh): ………………..
Sinh ngày:………………./………………/…………………Quốc tịch: …………………….
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động(Mã số doanh nghiệp): …………………………
Địa chỉ:……………
CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số: …..
Ngày cấp: ……….Nơi cấp: …………………………
– Tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bao gồm (5):
………….
STT | TÊN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ | SỐ LƯỢNG | ĐƠN VỊ TÍNH | ĐẶC ĐIỂM, CHỦNG LOẠI, SỐ HIỆU, NHÃN HIỆU, KÝ HIỆU, SỐ ĐĂNG KÝ (NẾU CÓ), XUẤT XỨ (NẾU CÓ), TÌNH TRẠNG | GHI CHÚ |
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm.
Biên bản lập xong hồi……….giờ………..phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây.
NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
.NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ(7)
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản?
(1) Tên cơ quan chủ quan;
(2) Tên đơn vị lập biên bản;
(3) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản;
(4) Nếu người làm chứng là đại diện chính quyền địa phương thì ghi rõ họ tên, chức vụ của họ;
(5) Trường hợp tạm giữ nhiều tang vật , phương tiện vi phạm hành chính thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Biên bản này;
(6) Trường hợp không xác định được người vi phạm hoặc người vi phạm vắng mặt hoặc không ký vào Biên bản thì bắt buộc phải có chữ ký của người chứng kiến;
(7) Trưởng hợp việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính thì không cần có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ.