Điều tra là một hoạt động có mục đích để tìm ra sự thật khách quan, thu thập khám phá, phát hiện tội phạm. Trong quá trình này, biên bản điều tra là một văn bản tổ tụng được lập theo quy định của pháp luật, ghi lại đầy đủ những nội dung diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động điều tra.
Mục lục bài viết
1. Biên bản điều tra là gì?
Biên bản điều tra là văn bản tố tụng được lập theo quy định chung, ghi lại đầy đủ, trung thực nội dung, trình tự diễn biến các hoạt động điều tra đã tiến hành như: hỏi cung, lấy lời khai, bắt, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, đối chất, nhận dạng…
Biên bản điều tra được quy định trong
“Điều 178. Biên bản điều tra
Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.”
Biên bản điều tra là văn bản tố tụng ghi nhận lại các thông tin về hoạt động điều tra nhất định như biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản hỏi cung bị can, biên bản thực nghiệm điều tra…
Biên bản điều tra là văn bản tố tụng được lập theo quy định chung, ghi lại đầy đủ, trung thực nội dung, trình tự diễn biến các hoạt động điều tra đã tiến hành.
Biên bản điều tra là nguồn chứng cứ theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Quy định về biên bản điều tra vụ án hình sự:
2.1. Những quy định chung về biên bản điều tra:
– Biên bản điều tra là văn bản tố tụng được lập theo quy định chung, ghi lại đầy đủ, trung thực nội dung, trình tự diễn biến các hoạt động điều tra đã tiến hành như: hỏi cung; lấy lời khai, bắt, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; xem xét dấu vết trên thân thể; thực nghiệm điều tra; đối chất; nhận dạng… Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự, những tình tiết được ghi trong biên bản điều tra và biên bản về các hoạt động tố tụng khác được tiến hành theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.
– Biên bản điều tra do Điều tra viên trực tiếp tiến hành hoạt động điều tra đó lập. Người lập biên bản điều tra còn có thể là cán bộ được phân công điều tra của đơn vị Bộ đội biên phòng, đơn vị Cảnh sát biển, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân. Nội dung và hình thức biên bản điều tra được lập theo các quy định chung tại Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định khác của Bộ luật này đối với từng loại biên bản của các hoạt động điều tra cụ thể. Hiện nay, biên bản điều tra được lập theo hệ thống các biểu mẫu tố tụng hình sự đã được quy định thống nhất giữa các ngành tư pháp.
Sau khi lập biên bản, Điều tra viên phải đọc lại cho những người tham gia tố tụng nghe; giải thích cho họ biết họ có quyền được bổ sung, sửa chữa và nhận xét về các nội dung đã thể hiện trong biên bản điều tra đã được lập và phải ghi ý kiến bổ sung, sửa chữa hoặc nhận xét đó của người tham gia tố tụng vào biên bản. Điều tra viên và người tham gia tố tụng cùng ký tên vào biên bản. Nếu biên bản điều tra có nhiều trang (như biên bản hỏi cung, biên bản lấy lời khai…) và ý kiến bổ sung, sửa chữa hoặc nhận xét của người tham gia tố tụng được ghi ở nhiều trang khác nhau của biên bản thì Điều tra viên và người tham gia tố tụng phải ký xác nhận vào từng điểm đã được sửa chữa, bổ sung hoặc có nhận xét đó.
– Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản điều tra thì Điều tra viên phải phải ghi rõ vào biên bản việc từ chối đó và lý do người tham gia tố tụng từ chối không ký biên bản. Nếu người tham gia tố tụng vì nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì Điều tra viên phải ghi rõ vào biên bản lý do người tham gia tố tụng không thể ký biên bản; Điều tra viên và người chứng kiến hoạt động điều tra đó cùng ký xác nhận.
– Nếu người tham gia tố tụng, người chứng kiến không biết chữ thì phải điểm chỉ vào biên bản; việc điểm chỉ được thực hiện tương tự như các quy định đối với việc ký biên bản.
2.2. Tầm quan trọng của biên bản điều tra:
Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, những tình tiết được ghi trong biên bản điều tra và biên bản về các hoạt động tố tụng khác được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 này có thể được coi là chứng cứ.
Biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử là một trong những nguồn của chứng cứ. Chính vì vậy, chúng luôn luôn có giá trị để chứng minh về một tình tiết nào đó của vụ án hình sự.
Để bảo đảm các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện một cách đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp luật khi tiến hành các hành vi và hoạt động tố tụng khác nhau, điều luật này của Bộ luật tố tụng hình sự quy định các cơ quan này phải lập biên bản.
Có nhiều điều luật khác quy định thủ tục lập biên bản về các hành vi và hoạt động tố tụng hình sự cụ thể mà khi thực hiện các hành vi và hoạt động tố tụng đó người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người liên quan phải tuân theo.
3. Thủ tục lập biên bản điều tra hình sự:
3.1. Về biên bản điều tra:
– Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của
– Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
– Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
3.2. Không được tiết lộ bí mật điều tra:
– Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản.
– Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm; Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của Cơ quan Điều tra về việc đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước