Biên bản đánh giá làm việc nhóm là gì? Biên bản đánh giá làm việc nhóm để làm gì? Biên bản đánh giá làm việc nhóm 2021? Hường dẫn soạn thảo biên bản đánh giá làm việc nhóm là gì? Kỹ năng làm việc nhóm?
Làm việc nhóm có thể hiểu một cách đơn giản là nhiều người cùng nhau kết hợp để thực tốt một nhiệm vụ hướng tới một mục tiêu chung trong công việc, đời sống. Một nhóm người trao đổi về các vấn đề cần giải quyết và kết quả cuối cùng sẽ được ghi chép lại để làm căn cứ xử lý các vấn đề tồn đọng trước đó.
1. Biên bản đánh giá làm việc nhóm là gì?
Biên bản đánh giá làm việc nhóm là một biên bản đơn giản, đưa ra tổng thể các đề mục cần giải quyết và phương hướng, ý kiến của các thành viên trong cuộc họp. Biên bản này cũng là một minh chứng cho thấy buổi làm việc nhóm có được diễn ra hay không và kết quả thu về được. Mẫu biên bản đánh giá làm việc nhóm được lập ra giữa các thành viên trong cuộc họp và không có giá trị về mặt pháp lý.
2. Biên bản đánh giá làm việc nhóm để làm gì?
Kỹ năng làm việc nhóm luôn được đề cao trong cuộc sống. Hiệu suất công việc sẽ được nâng cao hơn nếu các thành viên trong nhóm có thể kết nối với nhau hiệu quả. Mẫu biên bản đánh giá làm việc nhóm là văn bản được ghi chép lại quá trình làm việc chung giữa các thành viên trong một tổ chức, cơ sở. Mẫu nêu rõ thông tin nhóm, địa điểm, thời gian làm việc, nội dung chính của buổi làm việc,…
3. Biên bản đánh giá làm việc nhóm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm: ……….
Buổi làm việc nhóm lần thứ:………
Địa điểm làm việc:……….
Từ:…… giờ……phút đến…… giờ……phút, ngày…..tháng…..năm 201…
Nội dung công việc chính:….
Ý kiến, đề xuất :…..
Kết luận:….
.., ngày…..tháng…..năm 201…
NHÓM TRƯỞNG
( Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản đánh giá làm việc nhóm:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nhóm.
+ Thông tin về địa điểm làm việc.
+ Thông tin về thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc nhóm.
+ Nội dung công việc chính trong buổi làm việc.
+ Ý kiến, đề xuất của các thành viên trong nhóm.
+ Kết luận chung sau buổi làm việc nhóm
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm kết thúc biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên trưởng nhóm.
5. Kỹ năng làm việc nhóm:
Mỗi nhóm khi được thành lập và hoạt động thường sẽ có những quy định, cam kết riêng. Mỗi thành viên sẽ làm việc dựa trên những quy chế, kỷ luật đã được thống nhất. Mỗi người sẽ chịu sự quản lý của người quản lý nhóm, phối hợp và làm việc với nhau. Đặc biệt, trong khi hoạt động nhóm, các đầu mục công việc sẽ được liệt kê, phân bổ, từ đó giúp cá nhân cũng như tập thể quản lý và kiểm soát công việc tốt hơn.
Trong quá trình làm việc nhóm, mỗi thành viên sẽ đóng góp những suy nghĩ, ý kiến riêng. Điều này đồng nghĩa với việc, nguồn thông tin, ý tưởng của nhóm sẽ rất phong phú. Rất nhiều ý tưởng đột phá, sáng tạo nảy sinh từ quá trình làm việc nhóm. Nhóm sẽ có lựa chọn nhiều hơn cho những vấn đề trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Để làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm là những yếu tố và khả năng cho phép bạn làm việc tốt với những người khác trong các cuộc trò chuyện, dự án, cuộc họp hoặc hợp tác khác. Mỗi thành viên khi làm việc nhóm cần phải luyện cho mình những kỹ năng cần thiết để đạt được kết quả tốt nhất, điển hình là những điều sau đây.
– Giao tiếp
Giao tiếp là nền tảng quan trọng nhất của việc làm việc nhóm hiệu quả. Cho dù bạn đang thực hiện một bài thuyết trình với các bạn cùng lớp hoặc đảm trách một dự án mới tại nơi làm việc hay làm bất cứ việc gì trước đám đông thì điều quan trọng là phải nói chuyện cởi mở, tư tin và trung thực với các thành viên trong nhóm của bạn về những kỳ vọng, ý kiến, thời hạn và trách nhiệm. Giao tiếp cởi mở sẽ giúp thúc đẩy niềm tin của các thành viên còn lại và tạo nên một môi trường nhóm tích cực, hiệu quả. Khi có những bất đồng xảy ra, việc thẳng thắn và tôn trọng trong giao tiếp của bạn với các thành viên khác trong nhóm sẽ giúp vấn đề được giải quyết nhanh chóng, tránh gây ra những tranh chấp không đáng có.
– Lắng nghe
Ngoài ra, khi đã là một đội, bạn cần biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác để thấy điểm tốt và chưa tốt, cùng nhau thảo luận, đóng góp để có kết quả làm việc hiệu quả. Những ý kiến có hay tới đâu cũng sẽ có những thiếu sót và lắng nghe sẽ giúp phát hiện ra các thiếu sót đó để ý tưởng được hoàn thiện hơn. Hơn nữa, lắng nghe còn giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, biết được điểm yếu của nhau để cùng góp ý sửa chữa. Do vậy, khi tham gia làm việc nhóm bạn hãy luyện cho mình kỹ năng lắng nghe này nhé.
– Thuyết phục
Trong khi lắng nghe ý kiến của các thành viên khác trong nhóm, bạn cũng cần kỹ năng thuyết phục để hướng người khác ủng hộ các đề xuất của mình. Các nhóm thường có cách tiếp cận khác nhau để đi đến thỏa thuận, nhưng trong một số tình huống, một thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần phải “đấu tranh” cho quan điểm của mình bằng các lý lẽ và bằng chứng rõ ràng với mục tiêu để nhóm có thể hoạt động hiệu quả nhất.
– Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau
Trong cùng một nhóm, các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên tự đề cao mình, nghĩ rằng mình giỏi hơn và xem thường các thành viên khác. Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng.
– Có trách nhiệm với công việc được giao
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.
– Sẵn sàng tham gia tích cực
Các nhóm làm việc chỉ thành công khi tất cả các thành viên tham gia đầy đủ vào việc chia sẻ ý tưởng và thực hiện các nhiệm vụ. Những thuộc tính hợp tác này làm cho một thành viên có giá trị hơn nhiều đối với nhóm của mình. Sự tham gia và hợp tác tích cực cũng giúp bạn nhận được sự tôn trọng của các thành viên khác trong nhóm, khiến họ sẵn sàng nghe ý kiến của bạn hơn.
– Tư duy phản biện
Tư duy phản biện cho phép bạn đưa ra quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn. Bạn có thể dễ dàng xuôi theo điều mà cả nhóm đã quyết định hoặc một thành viên tin rằng đó là cách hành động tốt nhất nhưng nhưng đôi khi một cách tiếp cận khác hoặc một ý tưởng mới có thể giúp đạt được kết quả tốt hơn. Bằng cách suy nghĩ nghiêm túc về tình huống – xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề, phản ánh những kinh nghiệm trong quá khứ và lắng nghe những gì các thành viên khác trong nhóm nói – bạn có thể đạt được một bước đột phá giúp nhóm tiến lên theo những cách mới và thú vị hơn.
– Đưa ra và nhận lại phản hồi
Học cách chấp nhận những lời chỉ trích và phản hồi là một phần quan trọng làm việc nhóm. Nhiều người sợ các phản hồi tiêu cực hoặc trở nên tức giận khi họ cảm thấy bị chỉ trích, nhưng bạn có thể sử dụng phản hồi này để cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp. Bằng cách lắng nghe những lời chỉ trích một cách hòa nhã, bạn sẽ tạo ra một môi trường làm việc cởi mở và trung thực hơn, nơi các thành viên khác trong nhóm của bạn cảm thấy thoải mái để bày tỏ ý kiến của họ. Chấp nhận những lời chỉ trích không có nghĩa là bạn phải đồng ý với lời phê bình mà chỉ đơn giản là chấp nhận quan điểm của người khác.
Mặt khác, kỹ năng đưa ra phản hồi và phê bình mang tính xây dựng cho đồng nghiệp của bạn cũng rất quan trọng để tạo ra một đội ngũ mạnh mẽ và hiệu quả. Tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ tích cực khi cung cấp phản hồi, vì những từ ngữ tiêu cực có thể khiến người nhận cảm thấy phòng thủ và điều này sẽ cản trở cuộc thảo luận mở.
– Khen ngơi, ủng hộ ý kiến của các thành viên khác
Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng góp của bản thân. Vì vậy nếu thấy được sự cố gắng của các thành viên trong nhóm thì bạn đừng ngừng ngại dành những lời khen cho họ.
– Luôn đúng giờ
Hãy luôn đúng giờ, điều đó sẽ giúp cho các thành viên khác trong nhóm không phải chờ đợi bạn hay phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận trước đó. Điều đó cũng thể hiện mình tôn trọng nhóm.
– Khuyến khích và phát triển cá nhân
Đây là kỹ năng dành cho người trưởng nhóm, một thủ lĩnh có bản lĩnh và năng lực là một thủ lĩnh biết cách khuyến khích, tạo động lực, điều kiện cho các thành viên trong nhóm phát triển cá nhân ngay trong đội của mình. Đề cao đến tinh thần tập thể là điều nên làm đối với làm việc nhóm những đừng quên mất việc phát huy thế mạnh của các cá nhân. Các cá nhân khi được phát huy những thế mạnh của bản thân họ sẽ gắn những thế mạnh đó với công việc nhóm và cảm thấy bản thân họ vẫn được coi trọng, phát triển ngay cả trong tập thể nhóm.