Lắp biển báo phía trước có công trình thi công là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo an toàn cho các phương tiện qua lại. Dưới đây là một số tìm hiểu chung về biển 441 (a,b,c) báo hiệu phía trước có công trường thi công.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình:
- 2 2. Biển 441(a,b,c) báo hiệu phía trước có công trường đang thi công:
- 3 3. Mức xử phạt hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường đang thi công xây dựng:
- 4 4. Quy định về việc lắp đặt biển báo bên trong công trường đang thi công:
1. Quy định về yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình:
Quá trình thi công xây dựng công trình kiểm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy cơ cho những người đi đường và cho các phương tiện lưu thông. Vì thế pháp luật đã có quy định cụ thể về yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình. Căn cứ theo quy định tại Điều 111 của Luật xây dựng năm 2020 có ghi nhận về một số yêu cầu đối với quá trình thi công xây dựng công trình cụ thể như sau:
– Quá trình thi công xây dựng công trình cần phải tuân thủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật, cần phải tuân thủ thiết kế xây dựng đã được duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần tuân thủ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình phù hợp với quy định, tuân thủ theo quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng và đảm bảo an toàn chịu lực cũng như an toàn trong việc sử dụng mỹ quan đô thị, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ, cần phải tuân thủ một số điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật;
– Quá trình thi công xây dựng công trình cần phải bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, bảo đảm an toàn cho người và các thiết bị thi công, bảo đảm an toàn cho các công trình ngầm đã được xây dựng trước đó vào các công trình liên kề, các chủ thể có thẩm quyền cần phải có một số biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công công trình xây dựng;
– Còn phải thực hiện các biện pháp kĩ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình và công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
– Sử dụng các loại vật tư và vật liệu đúng quy định của pháp luật, sử dụng đúng chủng loại và đúng quy cách, sử dụng đúng số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công công trình xây dựng;
– Thực hiện nghiêm túc các hoạt động kiểm tra và giám sát công trình xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng, trong giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng thì cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, nghiệm thu các hạng mục của công trình, công trình xây dựng đã hoàn thành thì sẽ đưa vào khai thác và sử dụng trên thực tế;
– Nhà thầu thi công xây dựng công trình cần phải đáp ứng được đầy đủ các năng lực của pháp luật phù hợp với từng loại và từng cấp công trình cũng như từng công việc xây dựng nhất định
Theo đó, hiện nay khi tiến hành thi công công trình xây dựng thì cần phải tuân thủ và đảm bảo những yêu cầu theo quy định nêu trên.
2. Biển 441(a,b,c) báo hiệu phía trước có công trường đang thi công:
Biển báo công trình hiện nay được xem là một trong những bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng ở các công trường đang thi công. Đặt biển báo ở bên ngoài công trường nhằm giúp cho người đi đường nhận diện được có công trình đang xây dựng từ xa để chủ động điều chỉnh tốc độ, hướng chi chuyển. Ngoài ra, còn có các loại biển báo đặt bên trong công trường với mục đích góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động. Việc thiết kế, lắp đặt các loại biển này cần phải tuân thủ đúng theo những quy định về biển báo công trường đang thi công. Đối với loại biển 441(a,b,c) báo hiệu phía trước có công trường thi công, có thể hiểu cụ thể hơn như sau:
Thứ nhất, biển báo báo hiệu phía trước có công trình đang thi công loại R.441a:
– Số hiệu biển báo báo hiệu phía trước có công trường thi công được ghi nhận là R.441a;
– Tên biển báo: Báo hiệu phía trước có công trường thi công;
– Ý nghĩa biển báo hiệu phía trước có công trình đang thi công loại R.441a là để báo cho người sử dụng đường biết phía trước có công trường thi công, sửa chữa hoặc nâng cấp. Biển được đặt ở hai đầu đoạn thi công và cách hai đầu đoạn thi công 500m, trước biển số 440.
Thứ hai, biển báo báo hiệu phía trước có công trình đang thi công loại R.441b:
– Số hiệu biển báo báo hiệu phía trước có công trường thi công được ghi nhận là R.441b;
– Tên biển báo: Báo hiệu phía trước có công trường thi công;
– Ý nghĩa biển báo hiệu phía trước có công trình đang thi công loại R.441a là để báo cho người sử dụng đường biết phía trước có công trường thi công, sửa chữa hoặc nâng cấp. Biển được đặt ở hai đầu đoạn thi công và cách hai đầu đoạn thi công 100m, trước biển số 440.
Thứ ba, biển báo báo hiệu phía trước có công trình đang thi công loại R.441c:
– Số hiệu biển báo báo hiệu phía trước có công trường thi công được ghi nhận là R.441c;
– Tên biển báo: Báo hiệu phía trước có công trường thi công;
– Ý nghĩa biển báo hiệu phía trước có công trình đang thi công loại R.441a là để báo cho người sử dụng đường biết phía trước có công trường thi công, sửa chữa hoặc nâng cấp. Biển được đặt ở hai đầu đoạn thi công và cách hai đầu đoạn thi công 50m, trước biển số 440.
3. Mức xử phạt hành vi không lắp đặt biển báo công trình tại công trường đang thi công xây dựng:
Căn cứ theo Điều 17 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, có quy định như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với các chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không có thông báo về nhiệm vụ và quyền hạn của các chủ thể là cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của các chủ đầu tư hoặc hệ thống quản lý chất lượng của các nhà thầu giám sát thi công công trình xây dựng cho các nhà thầu liên quan theo quy định của pháp luật;
– Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm trong việc không lắp đặt biển báo công trình xây dựng tại các công trường xây dựng hoặc biển báo không đáp ứng được đầy đủ nội dung yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi sau đây:
– Không tổ chức hoạt động giám sát thi công công trình xây dựng một cách nghiêm túc và hiệu quả theo quy định trong trường hợp công trình đang thi công trên thực tế;
– Không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng trong trường hợp này là:
– Buộc thông báo bằng văn bản về nhiệm vụ và thông báo về quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của các chủ đầu tư hoặc của các nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan với hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Buộc lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Buộc phải lắp đặt biển báo công trình tại công trường đang xây dựng trên thực tế để đảm bảo an toàn;
– Buộc phải bảo đảm tỷ lệ sử dụng vật liệu xây dựng không đúng đối với phần công trình còn lại chưa thi công.
Như vậy thì tại các công trường đang thi công mà không lắp đặt biển báo hiệu phía trước có công trường thi công thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Quy định về việc lắp đặt biển báo bên trong công trường đang thi công:
Không chỉ lắp biển báo bên ngoài công trường, mà bên trong công trường cũng cần phải có biển báo. Nhìn chung thì biển báo bên trong công trường có rất nhiều loại, và quy định về biển báo công trường đang thi công đặt ở phía trong công trình như sau:
Thứ nhất, nhóm biển cấm:
– Biển cấm vào: Đặt ở đầu phạm vi cấm tất cả người và phương tiện vào trong, trừ những người có nhiệm vụ.
– Biển cấm người vào: Cấm người vào trong nơi đặt biển nhưng không cấm phương tiện, máy móc.
– Biển cấm phương tiện, thiết bị đi vào: Đặt ở những nơi có nền đất yếu, dễ sụt lở … cấm các phương tiện, thiết bị đi vào nhưng không cấm người.
– Biển cấm hút thuốc: Đặt ở nơi có các chất dễ cháy nổ, máy điều hòa, phòng kín.
– Biển cấm lửa: Đặt ở nơi có chứa nhiều nguyên liệu dễ cháy.
– Biển cấm điện thoại: Đặt ở nơi chứa xăng, dầu hoặc thiết bị thông tin liên lạc của công trình.
Thứ hai, nhóm biển báo nguy hiểm:
– Biển báo nguy hiểm chung: Đặt ở bất cứ đâu có nguy cơ xảy ra nguy hiểm để mọi người đề phòng, cảnh giác.
– Biển nguy hiểm cháy nổ: Đặt ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy nổ.
– Biển nguy hiểm điện giật: Đặt ở nơi có nguy cơ bị rò điện, dễ gây giật điện.
– Biển nguy hiểm khi làm việc với máy móc: Đặt ở những nơi có sử dụng máy móc, thiết bị nói chung.
– Biển nguy hiểm về vị trí cẩu: Đặt ở nơi đang cẩu đồ vật, cảnh báo đồ có thể bị rơi rớt.
– Biển nguy hiểm trượt ngã: Đặt ở cầu thang hoặc nơi trơn trượt, dễ té ngã.
Thứ ba, nhóm biển báo bắt buộc:
– Biển báo bắt buộc đội mũ bảo hộ: Đặt ở đầu công trường, bất cứ ai đi vào bên trong cũng phải đội mũ bảo hộ.
– Biển báo bắt buộc mặc quần áo bảo hộ: Đặt ở đầu công trường, yêu cầu tất cả công nhân vào bên trong phải mặc quần áo bảo hộ, trừ nhân viên hành chính, dịch vụ.
– Biển báo bắt buộc đeo dây an toàn: Đặt ở những nơi làm việc trên cao, công nhân làm việc phải đeo dây an toàn.
Thứ tư, nhóm biển nhắc nhở và chỉ dẫn:
– Biển nhắc nhở an toàn: Đặt ở nhiều vị trí trên công trường, có thể là cổng vào và bất cứ đâu.
– Biển nhắc nhở nguy cơ cháy nổ: Đặt ở nơi có thể xảy ra cháy nổ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.