Sổ đỏ là giấy tờ quan trọng chứng minh quyền sở hữu của người có quyền. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sổ đỏ bị thất lạc. Nhiều người quan ngại về vấn đề: Bị trộm mất sổ đỏ có sao không? Có gì nguy hiểm không?
Mục lục bài viết
1. Bị trộm mất sổ đỏ có nguy hiểm gì không?
Nhìn chung thì trong quá trình sử dụng đất sẽ không thể tránh khỏi những mất mát liên quan đến giấy tờ, và khi bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì nhiều lý do khác nhau thì người dân thường sẽ mang trạng thái lo lắng và quan ngại về những rủi ro có thể sẽ phải gặp. Tuy nhiên nhìn dưới nhiều khía cạnh khác nhau thì việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguy hiểm hay không sẽ được đánh giá một cách khách quan trên phương diện của pháp luật. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là một loại tài sản. Căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành cụ thể là tại Điều 105, thì tài sản bao gồm 04 loại đó là: vật, tiền giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo đó thì quyền tài sản theo đúng nghĩa mà bộ luật dân sự quy định đó là những quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc những quyền khác mà có thể định giá được bằng tiền. Vì thế cho nên chỉ có quyền sử dụng đất mới được coi là tài sản dưới dạng quyền tài sản, còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là chứng thư pháp lý chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất nên không được coi là tài sản. Do đó thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi bị mất vì nhiều lý do khác nhau thì sẽ bị coi là mất những giấy tờ chứng minh về quyền lợi chứ không phải là mất tài sản, bởi suy cho cùng, thì bất động sản là một loại tài sản không thể dịch chuyển, mất giấy tờ thì bất động sản vẫn còn nguyên ở đó cho nên quyền lợi của chủ sở hữu hợp pháp không bị mất đi.
Thứ hai, khi bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể cấp lại theo quy định của pháp luật. Cụ thể là theo Điều 77 của
Thứ ba, những người cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác hoặc có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông qua hành vi trái pháp luật thì cũng không thể tiến hành được các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, tặng cho hoặc thế chấp … bất động sản đó khi không được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp. Bởi theo quy định của pháp
2. Trình tự và thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất:
2.1. Quy định chung của pháp luật về sổ đỏ:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một khái niệm để chỉ chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và người sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Nhìn chung thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng theo một mẫu thống nhất trong cả nước cho mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và môi trường phát hành. Nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bao gồm: tên chủ sử dụng đất, thửa đất được quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất, ghi chú và mục sơ đồ thửa đất, số vào sổ cấp giấy chứng nhận và những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra thì thửa đất được quyền sử dụng đất còn phải bao gồm các thông tin về số thửa, tờ bản đồ, địa chỉ của thửa đất và hình thức sử dụng, mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng cũng như nguồn gốc của thửa đất. Nhìn chung thì quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ giúp cho các cá nhân và hộ gia đình sử dụng đất yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình, và được nhà nước bảo hộ quyền và lợi hợp pháp.
2.2. Trình tự và thủ tục cấp lại sổ đỏ khi bị mất:
Theo quy định tại Điều 7 của thông tư số
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết, bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp lại sổ đỏ theo mẫu của pháp luật hiện nay là Mẫu số 10/ĐK;
– Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc niêm yết thông báo mất sổ đỏ trong khoảng thời gian 15 ngày;
– Những giấy tờ chứng minh rằng đã đăng thông tin tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng khi có hành vi mất sau đó xảy ra tuy nhiên đến nay vẫn chưa tìm được. Trong trường hợp các chủ thể là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương;
– Đối với trường hợp mà bị mất do sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn thì sẽ phải có giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đã xảy ra hỏa hoạn đó.
Bước 2: Người có nhu cầu sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã để tiến hành xin cấp lại sổ đỏ trong trường học sau đó bị mất.
Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ thiếu thì sẽ tiến hành yêu cầu người có nhu cầu bổ sung sao cho hoàn thiện. Nếu như xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ tiến hành các công việc như đo đạc, chỉnh lý và cập nhật biến động, trao sổ đỏ cho người có nhu cầu.
3. Hành vi trộm sổ đỏ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Như đã phân tích ở trên, thì để xem xét hành vi trộm sổ đỏ có được coi là trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hình sự hay không thì phải nhận thức được rằng, sổ đỏ có phải là giấy tờ có giá – một loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện nay hay không. Căn cứ theo quy định của ngân hàng nhà nước, thì giấy tờ có giá bao gồm các loại sau: các loại hối phiếu, trái phiếu của công ty hoặc trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu và cổ phiếu theo quy định của pháp luật về ngoại hối, tín phiếu và hối phiếu, cùng các giấy tờ khác nếu làm phát sinh trách nhiệm trả nợ của chủ thể. Ngoài ra thì pháp luật Việt Nam hiện hành cũng giải thích rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được coi là một chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước cấp cho người có quyền lợi cần được bảo vệ, nó không phải là giấy tờ có giá và cũng không thuộc các loại giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật. Do đó nó không được coi là tài sản. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là số đó không được coi là tài sản cho nên những người thực hiện hành vi trộm cắp sổ đỏ cũng không cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.;
– Thông tư số