Tai nạn giao thông hàng năm đã cướp đi nhiều sinh mạng và mất khả năng lao động, tạo gánh nặng thực sự cho xã hội. Để xoa dịu nỗi đau thì pháp luật quy định người bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội không?
Mục lục bài viết
1. Bị tai nạn giao thông có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Ví dụ 1:
Chào Luật sư, Cho em hòi là chồng của em trong thời gian làm việc nhưng hôm đó do con của em bị sốt cao nên chồng em đã nghỉ việc để đưa cháu đi khám không may bị tai nạn giao thông. Sau đó, chồng của tôi phải cấp cứu và điều trị tại bệnh viện . Sau 2 tháng điều trị, chồng của tôi được xác định suy giảm 34% khả năng lao động. Tôi muốn luật sư giải đáp giúp tôi rằng chồng của tôi có được hưởng bảo hiểm xã hội không, nếu có thì chồng của tôi được hưởng những chế độ gì ?
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời sau:
Căn cứ Điều Khoản 1 Điều 43
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 24
Ví dụ 2:
Chào Luật sư, Em tên Nga, vừa rồi em đang đang điều khiển xe máy trên đường đến công ty đi làm thì có 1 chiếc xe chạy ngược chiều và người điều khiển xe đang trong tình trạng say rượu đâm thẳng vào em, do va đập mạnh nên em bị gãy 2 cái xương sườn và phần xe trước của em bị hư hết. Sau khi bị tai nạn thì em không thể đi làm được trong thời gian gần 2 tháng. Và được xác định với tỉ lệ bị suy giảm khả năng lao động là 9%. Đối với trường hợp Bị tai nạn giao thông khi trên đường đi làm của em thì có được hưởng Bảo hiểm xã hội không?
Chào bạn, căn cứ vào quy định tại Điều 43
– Người bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội:
+ Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Người lao động bị tai nạn giao thông ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 43.
Như vậy, theo quy định trên nếu chứng minh được bạn bị tai nạn giao thông trên đường đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.
2. Khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý khi xét tai nạn lao động là như thế nào?
Chào Luật sư, Em tên Nghi, Em năm nay 28 tuổi hiện đang ở Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức. Em là việc tại một công ty ở địa chỉ Võ Thị Sáu Quận 3 thười gian làm việc 8h – 18h. Vừa rồi em đang đang điều khiển xe máy trên đường đến công ty đi làm, đi đến đoạn đường Điện Biên Phủ thì có 1 chiếc xe chạy ngược chiều và người điều khiển xe đâm thẳng vào em, do va đập mạnh nên em không thể đi làm được và phải nhập viện trong thời gian gần 1 tháng. Và được xác định với tỉ lệ bị suy giảm khả năng lao động là 9%. Đối với trường hợp bị tai nạn giao thông khi trên đường đi làm của em thì có được hưởng Bảo hiểm xã hội không? Khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý khi xét tai nạn lao động là như thế nào?
Chào em! Chúng tôi gửi tới em câu trả lời sau:
Căn cứ dựa theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 định nghĩa về tai nạn lao động là việc xảy ra tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động mà được xảy ra trong quá trình lao động hoặc gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì đối với người lao động bị tai nạn từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu trường hợp do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động phải trợ cấp trợ cấp cho người lao động theo quy định.
Như vậy, dựa vào những quy định trên, thì tai nạn xảy ra với người lao động trên tuyến đường người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ được xác nhận là tai nạn lao động nếu trường hợp tai nạn đó xảy ra trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Tuy nhiên, người lao động phải có trách nhiệm xác định yếu tố “trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý” để được xác định có phải là tai nạn lao động hay không sẽ tùy thuộc vào nhận định khách quan của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra tai nạn lao động
3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc:
Căn cứ dựa theo Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định, nếu trường hợp do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn khi người lao động bị tai nạn lao động được xác định là đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, thì người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm trả trợ cấp cho người lao động tùy theo mức suy giảm khả năng lao động tương ứng của người lao động như sau:
– Ít nhất bằng 40% của 1,5 tháng tiền lương nếu trường hợp bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động. Và sau đó cứ tăng 1% thì sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
– Ít nhất bằng 40% của 30 tháng tiền lương cho người lao động nếu trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, người lao động sẽ không được hưởng chế độ được nêu trên nếu trường hợp tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau đây:
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân, người lao động với người đã gây ra tai nạn mà không có liên quan đến việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động;
– Do người lao động đã cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Do người lao động có sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.