Bị quấy rối tình dục thì xử lý như thế nào? Đi khám bệnh bị bác sỹ quấy rối tình dục phải tố cáo cho cơ quan nào?
Bị quấy rối tình dục thì xử lý như thế nào? Đi khám bệnh bị bác sỹ quấy rối tình dục phải tố cáo cho cơ quan nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em là sinh viên làm việc tại TP. HCM. Em bị QRTD khi đi khám bệnh tại bệnh viện, nhưng lúc đó trong phòng khám không có ai và không có gì làm chứng để tố cáo bác sĩ đã QRTD bệnh nhân. Vậy em có thể tố cáo bác sĩ này không? Và em cần làm gì để tố cáo thành công bác sĩ này. Em rất khủng hoảng và không biết phải làm sao để tố các vụ việc này. Về sau em có gọi hỏi một số bạn cũng khám tại bênh viện đó, và cũng chính bác sĩ đó luôn, thì bạn có xác nhận là cũng bị QRTD nhưng không biết làm sao. Em khẩn mong quý công ty hãy cho em lời khuyên giúp em trong trường hợp này. Vì nếu không tố cáo bác sĩ này, chắc chắn sẽ còn nhiều trường hợp khác tương tự sẽ xảy ra?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2011 thì Tố cáo được hiểu là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Và việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Bên cạnh đó, Điều 9 Luật này quy định như sau về quyền và nghĩa vụ của Người tố cáo như sau:
"1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật tố cáo qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, theo trình bày, bạn bị QRTD khi đi khám bệnh tại bệnh viện nên khi các quyền và lợi ích, thân thể của bạn bị xâm phạm, bạn hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Cũng theo đó, khi thực hiện tố cáo, bạn phải tuân thủ, thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo quy định. Cụ thể, khoản 2 Điều 9 Luật tố cáo 2011 quy định như sau:
"2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra."
Khi làm đơn tố cáo, bạn phải nêu rõ họ tên, địa chỉ và trình bày rõ nội dung tố cáo kèm theo các tài liệu, chứng cứ có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình.
Theo thông tin bạn cung cấp thì khi đi khám bệnh tại bệnh viện, bạn có bị bác sĩ quấy rồi nhưng lại không có chứng cứ hay máy quay quay lại. Tuy nhiên, bạn có trình bày rằng có hỏi một số người khác và cũng gặp phải trường hợp như vậy. Trong trường hợp này, khi làm đơn tố cáo, bạn có thể làm bản tường trình kèm theo chữ ký và lời khai của những người bị hại để nộp kèm đơn tố cáo.
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.