Bị người nước ngoài lừa đảo qua mạng phải tố cáo ở đâu? Hiện nay đang là vấn đề được người dân quan tâm rất nhiều bởi thực trạng lừa đảo qua mạng đang diễn ra tràn lan. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn vấn đề trên
Mục lục bài viết
1. Bị người nước ngoài lừa đảo qua mạng phải tố cáo ở đâu?
Thực tế hiện nay, việc bị lừa đảo xảy ra rất phổ biến, đặc biệt các đối tượng lừa đảo sẽ lợi dụng thông qua mạng xã hội để tiến hành lừa đảo người dân. Một vấn đề rất lớn gặp phải hiện nay là người nước ngoài lừa đảo qua mạng thì người dân sẽ không biết kẻ lừa đảo mình là ai, ở đâu để đòi.
Do đó, để có thể có cơ hội lấy lại số tiền mình đã bị lừa, khi biết mình bị lừa đảo, người dân cần thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng. Sau đó, làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng, hồ sơ gồm:
– Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Các tài liệu, hồ sơ chứng minh việc bị lừa đảo như các ảnh chụp đoạn chat tin nhắn; video, ghi âm, các giao dịch chuyển tiền,…
– Giấy tờ tùy thân (gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người nộp hồ sơ.
– Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có).
Do không biết người lừa đảo ở đâu, thông tin như thế nào, người dân chỉ có thể làm đơn tố cáo đến
Bên cạnh việc làm đơn khởi kiện trình báo trực tiếp, người dân có thể trình báo online qua đường dây nóng của
+ Đường dây nóng của Công an Thành phố Hà Nội: 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội.
+ Đường dây nóng của Công an Thành phố Hồ Chí Minh: số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508
+ Đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 hoặc Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
+ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an; hoặc Cục Cảnh sát hình sự (C02) trực thuộc Bộ Công An.
+ Cục An toàn thông tin (AIS), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Cục An toàn thông tin là cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin, điện thoại 024 3209 6789; email [email protected].
+ Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (VNISA), số điện thoại: 024 62901028; email [email protected].
+ Các doanh nghiệp an toàn thông tin của Việt Nam: Bkav, VNPT Cyber Immunity, Viettel Cyber Security, CMC Cyber Security, FPT IS, HPT, MISOFT và VNCS…
+ Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin (AIS) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì, điều phối cùng 8 đơn vị sáng lập VNPT, Viettel, MobiFone, CMC, Bkav, VNG, TikTok và Cốc Cốc.
2. Các chiêu trò lừa đảo qua mạng của người nước ngoài:
Dạo gần đây, các kịch bản Facebook, Zalo,… để làm quen, tiếp cận nạn nhân là một trong số những kịch bản hay được sử dụng nhất. Sau khi đã tiếp cận nói chuyện được một thời gian được coi là có quen biết, họ sẽ ngỏ ý rằng có quà giá trị như tiền hay vàng, bạc gửi về cho mình.
Sau đó, bên lừa đảo thường sẽ mạo danh là người bên nước ngoài nhắn tin nói chuyện một thời gian với người dân, sau đó nói rằng có món quà gửi về là tiền hoặc đồ đạc có giá trị.
Các đối tượng lừa đảo tự xưng là người nước ngoài hoặc Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài kết bạn qua mạng xã hội như Facebook, Zalo,… Sau khi đồng ý kết bạn, những người này sẽ chủ động làm quen rồi thường xuyên nhắn tin, trò chuyện để dụ dỗ và chiếm cảm tình của nạn nhân. Tiếp theo ngỏ ý gửi tặng cho về Việt Nam. Mấy ngày sau sẽ có người liên hệ mạo danh là nhân viên của công ty giao hàng, nhân viên hải quan hoặc ngân hàng và nói rằng quà đang bị giữ tại hải quan gặp rắc rối và nộp một số tiền phí để lấy được quà ra.
Sau khi nhận được tiền từ nạn nhân thì các đối tượng sẽ chiếm đoạt toàn bộ số tiền này và xóa liên hệ.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, tiền là một trong số những hàng hóa, vật phẩm cấm gửi qua đường bưu chính, do vậy sẽ không có chuyện ai đó từ nước ngoài được gửi tiền mặt qua đường bưu điện về Việt Nam để làm quà.
Bên cạnh đó, việc lừa đảo của người nước ngoài hiện nay cũng rất phổ biến đó là hình thức yêu cầu làm nhiệm vụ trên mạng. Các đối tượng lừa đảo sẽ mời chào người dùng tham gia trò chơi hoặc nhiệm vụ để ăn tiền. Ban đầu, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu chuyển tiền vài chục nghìn, vài trăm nghìn, thực hiện nhiệm vụ xong sẽ được trả lại tiền gốc và tiền hoa hồng hưởng. Ban đầu, số tiền ít chúng chuyển trả lại với mục đích để làm an tâm người dân. Sau đó, chúng yêu cầu người dân chuyển số tiền lớn, người dân tin tưởng và chuyển tiền, thực hiện nhiệm vụ xong, người ta đưa ra các lý do rằng tiền chưa giải ngân được, hay nhiệm vụ hoàn thành chưa đạt yêu cầu, phải chuyển tiền tiếp để lấy được số tiền trước đó. Cứ như vậy, vì mong muốn nhận được số tiền trước đó mà người dân cứ chuyển tiền chuyển tiền cho bọn lừa đảo. Với chiêu trò này, nhiều đối tượng bị lừa, đặc biệt là những người dân muốn tìm việc làm nhẹ lương cao, làm ở nhà hay đặc biệt những bà mẹ bỉm sữa đang nuôi con cần việc làm online để có thể trang trải cuộc sống.
3. Nguyên nhân xảy ra việc lừa đảo và các biện pháp để ngăn chặn:
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng phức tạp được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, tâm lý ham của, muốn làm việc nhẹ mà lương cao nên người dân sập phải bẫy lừa đảo của các đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội. Nếu đã dính vào bẫy của những kẻ lừa đảo, người dân cần bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn dưới đây để tránh bị thiệt hại nặng nề hơn.
Trước hết, dừng lại việc chuyển tiền và chặn mọi liên hệ qua các kênh mạng xã hội với bên lừa đảo.
Sau đó liên hệ với ngân hàng và các tổ chức tài chính để báo cáo việc bị lừa đảo và dừng mọi giao dịch.
Bình tĩnh để thu thập lại các bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú. Bên cạnh đó, phải
Trường hợp các thông tin cá nhân như số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân đã bị bên lừa đảo biết thì phải tiến hành báo cáo vi phạm dữ liệu cho các tổ chức tài chính để họ nắm được sự việc trên. Các tài khoản xã hội nên tiến hành đổi lại mật khẩu để bảo mật; theo dõi chặt chẽ các thông tin tài khoản cá nhân của mình.
Trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, e-mail,… không được đăng nhập vào những đường link không an toàn. Bởi thực tế khi ấn vào những đường link này là bước đầu các đối tượng lừa đảo lấy được thông tin đăng nhập của bạn.
4. Hướng dẫn làm đơn tố cáo bị người nước ngoài lừa đảo:
Nội dung đơn tố cáo người dân lưu ý phải có những nội dung cơ bản sau đây:
– Kính gửi cơ quan tiếp nhận đơn.
– Thông tin của người tố cáo gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ hiện tại; số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân; số điện thoại liên lạc.
– Thông tin của người bị tố cáo: trường hợp biết được các thông tin gì, người dân sẽ điền các thông tin đó trong đơn.
– Trình bày nội dung tố cáo: tóm tắt lại các sự việc một cách rõ ràng và đầy đủ nhất.
Ví dụ:
Tôi làm đơn này xin trình báo với cơ quan công an vụ việc như sau:
Thứ nhất;…
Thứ hai;…
Từ những hành vi nêu trên, có thể khẳng định ông/bà…đã dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là…
Tôi cho rằng hành vi này của ông/bà …có dấu hiệu phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174
Nay tôi viết đơn xin trình báo này mong quý cơ quan xem xét những vấn đề sau:
- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà … về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Buộc ông/bà … phải trả lại số tiền cho tôi.
– Lời cam đoan và ký, ghi rõ họ tên.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: