Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu ổn định đời sống của người lao động, trợ giúp cho người lao động khi họ gặp những rủi ro như ốm đau ... giúp đỡ cho người lao động sớm trở lại tình trạng sức khỏe ban đầu và sớm có công việc ổn định. Vậy bị mất sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có được lãnh tiền bảo hiểm hay không?
Mục lục bài viết
1. Bị mất sổ bảo hiểm xã hội có được lãnh tiền không?
Bảo hiểm xã hội được xem là một trong những chế độ an sinh xã hội vô cùng quan trọng, bảo hiểm xã hội giúp cho người lao động đảm bảo nguồn thu nhập và chăm sóc sức khỏe của người lao động khi họ về hưu, khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, bị mất việc làm, cho thôi việc hoặc qua đời. Nhận chế độ bảo hiểm xã hội một lần có thể giúp cho người lao động giải quyết tạm thời về vấn đề tài chính. Tuy nhiên, cần phải lưu ý về thành phần hồ sơ trong quá trình lãnh tiền bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, thành phần hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần tại các cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Đơn đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần của người lao động theo mẫu do pháp luật quy định;
– Đối với người lao động ra nước ngoài để định cư thì cần phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch sang tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cung cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cung cấp, trong thị thực đó có xác nhận về việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Các loại giấy tờ và tài liệu xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh nơi cư trú, thẻ thường trú có thời gian từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
– Trích sao hồ sơ bệnh án trong các trường hợp được quy định cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Đây là những đối tượng đang bị mắc một trong các chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, lao, phong, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và các bệnh khác theo quy định của Bộ y tế;
– Người lao động thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, thì thành phần hồ sơ xin hưởng chế độ trợ cấp xã hội một lần sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 109 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
Theo đó thì có thể nói, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, bắt buộc phải có sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người lao động là mất sổ bảo hiểm xã hội thì cần phải thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội để đảm bảo thành phần hồ sơ được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần.
Hay nói cách khác, pháp luật quy định sổ bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bìa sổ và các tờ rời của số bảo hiểm xã hội) là một trong những loại giấy tờ quan trọng, bắt buộc phải có trong thành phần hồ sơ đề nghị xin hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Tóm lại, nếu người lao động đã làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ không được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, vì vậy cần phải thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
2. Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất như thế nào?
Trong trường hợp người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động cần phải thực hiện thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội để có thể rút tiền bảo hiểm xã hội. Quy trình cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội có nhu cầu xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội sẽ cần phải chuẩn bị hồ sơ để nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội. Người lao động cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây: Đơn đề nghị xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu do pháp luật quy định, tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, giấy tờ tùy thân của người xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, hai ảnh với kích thước 4cm x 6cm chụp trong khoảng thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính, hoặc nộp trực tuyến online thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể, đối với người lao động đang làm việc tại các cơ quan tổ chức, người lao động đó sẽ trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi mình đang làm việc và đang tham gia chế độ bảo hiểm xã hội. Sau đó, các đơn vị và doanh nghiệp sẽ thay mặt cho người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi doanh nghiệp đó tham gia chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đối với người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thể nộp hồ sơ tại đại lý thu bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động đó đang tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đường bưu điện.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hồ sơ phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong khoảng thời gian 10 ngày được tính kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đầy đủ hồ sơ. Đối với trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, do người lao động đã tham gia ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị sử dụng lao động khác nhau, thời gian xác minh có thể kéo dài tuy nhiên không quá 45 ngày, đồng thời cần phải có thông báo bằng văn bản gửi cho người lao động.
3. Những quyền lợi bị ảnh hưởng khi người lao động mất sổ bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 của Văn bản hợp nhất Đặt bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về sổ bảo hiểm xã hội. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để có thể theo dõi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, đây là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng, là cơ sở để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động khi họ tham gia chế độ bảo hiểm xã hội.
Nếu không may làm mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ không bị trừ đi thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó, tuy nhiên việc mất sổ bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hưởng chế độ và quyền lợi hợp pháp của người lao động, ghi sổ bảo hiểm xã hội là một trong những loại giấy tờ cần thiết để phần các chế độ quyền lợi khi nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Theo đó, bị mất sổ bảo hiểm xã hội có thể ảnh hưởng tới các quyền lợi như sau:
– Người lao động có thể bị từ chối giải quyết hưởng
– Không đầy đủ giấy tờ để hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
– Không đầy đủ thành phần hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề;
– Không đầy đủ thành phần hồ sơ để có thể rút bảo hiểm xã hội một lần;
– Không được giải quyết chế độ hưởng lương hưu;
– Thân nhân không được giải quyết chế độ tử tuất khi người lao động đó qua đời.
Theo đó, bản chính sổ bảo hiểm xã hội là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có khi chuẩn bị thành phần hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề, rút bảo hiểm xã hội một lần, hưởng lương hưu, hưởng chế độ tử tuất …
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: