HIV là một trong những căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm cho tới ngày nay vẫn chưa có thuốc đặc trị loại virút này. Tuy nhiên những người không may nhiễm bệnh vẫn có thể sống thích nghi và hòa nhập với cộng đồng, thậm chí là có thể đi làm một số công việc nhất định. Vậy có những lĩnh vực, công việc nào thì người bị bệnh HIV không được làm việc?
Mục lục bài viết
1. Bị HIV không được làm việc trong những lĩnh vực nào?
Vấn đề việc làm dành cho những người bị nhiễm bệnh HIV là một trong những vấn đề quan trọng đã được bàn luận trong nhiều năm qua. Để đảm bảo quyền công dân và giúp cho những người nhiễm bệnh tái hòa nhập với cộng đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cho phép họ tham gia vào một số ngành nghề nhất định. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 108/2007/NĐ-CP, có quy định cụ thể về Danh mục những ngành nghề bắt buộc phải xét nghiệm HIV trước khi tiến hành hoạt động tuyển dụng. Theo đó bao gồm:
-
Thành viên tổ lái, người thực hiện chức năng và nhiệm vụ điều khiển tàu bay, trong đó bao gồm: Lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không;
-
Ngành nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Như vậy, ngoài những ngành nghề thuộc các lĩnh vực nêu trên thì người bị nhiễm bệnh HIV sẽ được tham gia quá trình tuyển dụng và làm việc tại tất cả các ngành nghề còn lại. Tuy nhiên trong quá trình làm việc bắt buộc phải sử dụng đầy đủ biện pháp phòng tránh, hạn chế tối đa trường hợp lây nhiễm bệnh ra cộng đồng và cho những người lao động khác. Hay nói cách khác, ngoài các ngành nghề thuộc 02 lĩnh vực nêu trên thì trong quá trình tuyển dụng người lao động, người sử dụng lao động không được phép từ chối đối với những người bị nhiễm bệnh HIV vào làm việc trong doanh nghiệp của mình nếu như các cá nhân đó đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe và năng lực để đảm nhiệm công việc này.
2. Người sử dụng lao động có được quyền yêu cầu người ứng tuyển công việc xét nghiệm HIV không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Văn bản hợp nhất 33/VBHN-VPQH 2020 Luật Phòng chống nhiễm suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, có quy định về vấn đề phòng chống nhiễm HIV/AIDS tại nơi làm việc. Theo đó, người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi sau đây:
-
Không được thực hiện hành vi chấm dứt
hợp đồng lao động , chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn, cản trở trong quá trình lao động của người lao động vì lý do người lao động bị nhiễm bệnh; -
Ép buộc người lao động khi người lao động đó đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để điều chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động đó bị nhiễm bệnh;
-
Có hành vi từ chối nâng lương, từ chối đề bạt, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động đó bị nhiễm bệnh;
-
Yêu cầu xét nghiệm nhiễm bệnh HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng người lao động vì lý do người dự tuyển đó bị nhiễm bệnh, ngoại trừ trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 28 của Văn bản hợp nhất 33/VBHN-VPQH 2020 Luật Phòng chống nhiễm suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định nêu trên thì người sử dụng lao động sẽ không được quyền yêu cầu người ứng tuyển công việc tiến hành thủ tục xét nghiệm HIV, ngoại trừ trường hợp thuộc Danh mục nghề nghiệp bắt buộc phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng trên thực tế.
3. Có được cho người lao động bị nhiễm HIV thôi việc hay không?
Cũng căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Văn bản hợp nhất 33/VBHN-VPQH 2020 Luật Phòng chống nhiễm suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, có quy định về vấn đề phòng chống nhiễm HIV/AIDS tại nơi làm việc. Theo đó, người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm như sau:
-
Tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng chống nhiễm bệnh, chống kỳ thị đối với những người nhiễm bện, phân biệt đối xử đối với những người bị nhiễm bệnh trong các cơ quan và tổ chức, trong đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
-
Bố trí công việc phù hợp với tình hình sức khỏe và phù hợp với trình độ chuyên môn của người lao động bị nhiễm bệnh;
-
Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia vào hoạt động phòng chống nhiễm bệnh;
-
Các trách nhiệm khác về phòng chống nhiễm bệnh theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, bên cạnh trách nhiệm của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động cũng bị nghiêm cấm thực hiện một số hành vi nhất định. Theo đó, người sử dụng lao động không được thực hiện hành vi chấm dứt
Theo đó, người sử dụng lao động không được thực hiện hành vi chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn cho người lao động trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động đó bị nhiễm bệnh HIV. Hay nói cách khác, công ty không được cho người lao động bị nhiễm bệnh HIV thôi việc, mọi hành vi vi phạm của người sử dụng lao động đều sẽ bị xử lý theo các điều luật tương ứng.
Tóm lại, HIV được xác định là căn bệnh chưa có thuốc chữa dứt điểm, vì vậy trong trường hợp cá nhân mắc phải căn bệnh này thì hầu như họ sẽ phải chung sống cả đời với chúng. Để kéo dài thời gian sống của con người và hạn chế tối đa tình trạng lây lan cho người khác thì người nhiễm bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thẩm quyền. Điều này là vô cùng tốn kém, vì vậy việc hạn chế lây nhiễm bệnh HIV trong xã hội là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, mặc dù vấn đề lây truyền bệnh HIV trong quá trình làm việc là rất hiếm. Để ngăn ngừa phơi nhiễm HIV trong quan hệ lao động thì người tuyển dụng lao động và người lao động cần phải thực hiện các biện pháp như sau:
-
Cần phải đưa ra các văn bản cũng như tổ chức buổi đào tạo có liên quan đến quy trình kiểm soát phòng tránh lây nhiễm bệnh trong môi trường làm việc, tích cực đẩy mạnh hơn nữa quá trình thực hành an toàn quy trình, từ đó hạn chế lây nhiễm HIV trong quá trình lao động;
-
Hướng dẫn cho nhân viên biết cách báo cáo về các trường hợp đã bị phơi nhiễm HIV;
-
Người lao động cần phải lưu ý bảo vệ bản thân trong quá trình làm việc, hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh HIV, cần phải rửa tay ngay lập tức sau khi có sự tiếp xúc với máu và các chất dịch cơ thể bị nhiễm máu của người bị nhiễm bệnh HIV, cần phải khử khuẩn ngay sau khi tiếp xúc với các dụng cụ có dính máu của người lao động trong môi trường làm việc để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV;
-
Luôn luôn sử dụng đồ bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi các nguồn lây nhiễm HIV trong quá trình làm việc như găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ bảo toàn;
-
Người lao động chỉ sử dụng bơm kim tiêm một lần, tuyệt đối không sử dụng bơm kim tiêm để dùng chung với người khác;
-
Sau khi làm việc thì cần phải khử khuẩn và khử trùng bề mặt làm việc cũng như các trang thiết bị dụng cụ bằng dung dịch hóa học;
-
Phân loại rác thải nguy hại có nguy cơ lây nhiễm và các loại rác thải không thường khác.
THAM KHẢO THÊM: