Hình phạt tù là một hình phạt nghiêm khắc đối với những tội phạm nhằm giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Vậy bị hại rút đơn, người gây tai nạn có phải đi tù nữa không?
Mục lục bài viết
1. Bị hại rút đơn, người gây tai nạn có phải đi tù nữa không?
Người gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự khi tham gia giao thông đường bộ mà đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây ra tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.
Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021 có quy định khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các tội sau khi có yêu cầu của bị hại:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
– Tội hiếp dâm.
– Tội cưỡng dâm.
– Tội làm nhục người khác.
– Tội vu khống.
Theo quy định nêu trên, tội phạm liên quan đến giao thông không thuộc một trong những tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại (người bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông). Tức là người bị thiệt hại (sức khỏe, tính mạng, tài sản) hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc về thể chất hoặc người mà đã chết có làm đơn yêu cầu khởi tố hay là không thì cũng không ảnh hưởng đến việc cơ quan chức năng, người có thẩm quyền giải quyết vụ tai nạn giao thông thực hiện khởi tố, truy tố, xét xử vụ án tai nạn giao thông.
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về miễn trách nhiệm hình sự, Điều này quy định người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc là về tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và cũng đã được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và có đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Mà tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm do vô ý (do tự tin hoặc do cẩu thả), chính vì thế người gây tai nạn có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ các điều kiện:
– Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thuộc loại tội nghiêm trọng do vô ý hoặc tội ít nghiêm trọng;
– Đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
– Được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải;
– Được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
2. Những trường hợp có thể được áp dụng tình tiết tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả:
Tham khảo Nghị quyết
– Bị cáo (người gây tai nạn bị xét xử) là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và cha, mẹ của người này đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của bị cáo gây ra, nếu bị cáo không có tài sản;
– Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) trong vụ tai nạn giao thông hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại (người bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông) hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được Bị cáo hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan khác mà có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của bị cáo gây ra;
– Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ cũng đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại (người bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông) hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ cũng đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;
– Bị cáo trong vụ án tai nạn giao thông không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ của mình hoặc là người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè…) thực hiện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện về việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của bị cáo gây ra;
– Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của mình gây ra (ví dụ việc bồi thường các thiệt hại thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ) nhưng đã tự nguyện dùng tiền, dùng tài sản của chính mình để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc người này đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu như bị cáo không có các tài sản để bồi thường) và những người này cũng đã thực hiện về việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.
3. Người gây tai nạn có thể đi tù bao nhiêu năm:
Nếu người bị thiệt đã có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người gây tai nạn nhưng người này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017, người gây tai nạn có thể sẽ phải chịu những hình phạt sau:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạt tù từ 01 năm và cao nhất là 15 năm.
Như vậy, người gây tai nạn có thể sẽ bị đi tù 15 năm nếu không được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017;
–
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021.