Hành vi chiếm giữ sổ đỏ của người khác bị coi là hành vi trái quy định của pháp luật. Vậy khi bị giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm sao?
Mục lục bài viết
1. Bị giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải làm sao?
Căn cứ theo Công văn số 141/TANDTC-KHXX về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, nếu có yêu cầu tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì tòa không thụ lý giải quyết, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp người khởi kiện nộp đơn nhưng tòa án chưa thụ lý vụ án, thì tòa án căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 168 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để tiến hành hoạt động trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện theo quy định của pháp luật. Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện thì tòa án cần phải nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện đó là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
– Trong trường hợp người khởi kiện nộp đơn vào tòa đã thụ lý vụ án, thì khi đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ cần phải căn cứ tại khoản 2 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, sau đó tòa án tiến hành hoạt động xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý theo quy định của pháp luật, tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo cho các đương sự, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 193 của Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án sẽ ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho các đường sự tương đương với số tiền án phí mà họ đã nộp;
– Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo như phân tích ở trên thì tòa án cần phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể gửi đơn yêu cầu đến cơ quan chức năng có thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó;
– Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất thì chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó phải có đơn đề nghị lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất theo quy định của pháp luật, bên có lỗi trong việc làm mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải chịu toàn bộ chi phí và lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ.
Như vậy, có thể nói việc đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị người khác chiếm giữ không thể khởi kiện ra tòa án tòa án sẽ không thể giải quyết và không có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này. Tuy nhiên tòa án có thể tiến hành hoạt động hướng dẫn cho người khởi kiện để họ có thể yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết và một người chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái phép phải trả lại cho chủ sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.
Có thể nói, khi bị chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ sở hữu hợp pháp phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành hoạt động báo mất và làm lại sổ đỏ theo thủ tục luật định. Căn cứ theo quy định tại Điều 77 của
Bước 1: Các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân hoặc cộng đồng dân cư phải tiến hành hoạt động khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do thiên tai hoặc do hỏa hoạn. Các đối tượng được xác định là công chức trong nước và các cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Bước 2: Sau 30 ngày làm việc được tính kể từ ngày niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp hộ gia đình hoặc cá nhân hoặc cộng đồng dân cư bị mất giấy chứng nhận, hoặc sau 30 ngày được tính kể từ ngày đăng tin lần đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với các chủ thể được xác định là tổ chức trong nước, các cơ sở tôn giáo và tổ chức nước ngoài, các cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị mất giấy chứng nhận, thì phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ hợp lệ để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục xin đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 3: Hồ sơ trong trường hợp này sẽ nộp đến văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trong việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, tiến hành hoạt động trích đo bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính theo quy định của pháp luật và chưa trích đo địa chính thửa đất đó, Đồng hồ sơ trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ký quyết định hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị mất. Đồng thời ký quyết định cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới. Sau đó chỉnh lý và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai. Cuối cùng là trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người nộp hồ sơ, hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người dân trong trường hợp họ nộp hồ sơ tại cấp xã.
2. Thành phần hồ sơ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bị người khác chiếm giữ:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
– Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khoảng thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân, các loại giấy tờ chứng minh đã đăng tin tối thiểu là 03 lần trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thông báo về việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các chủ thể được xác định là tổ chức, cơ sở tôn giáo hoặc cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư trên lãnh thổ của Việt Nam, trừ trường hợp bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do thiên tai hoặc hoả hoạn, khi đó thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có sự xuất hiện của thiên tai đó;
– Giấy tờ tùy thân của người xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Hành vi chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về tài sản. Theo đó thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản trong trường hợp này có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra, Điều 3 của
Vì vậy, hành vi chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, bởi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể định giá, nó không được coi là tài sản theo như phân tích ở trên. Trường hợp hành vi chiếm đoạt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất đó, thì hoàn toàn có quyền yêu cầu người đó hoàn trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu như họ không hoàn trả, thì sẽ thực hiện thủ tục báo mất và xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo như phân tích ở trên, nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế thì sẽ khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Nếu người chiếm giữ sổ đỏ có hành vi, dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ép buộc người khác phải đưa tiền hoặc tài sản cho mình, thì sẽ bị coi là dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản trái quy định của pháp luật, khi đó, các đối tượng này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư số 02/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
–