Trong thời đại công nghệ số hiện nay thì việc bảo vệ thông tin cá nhân là điều vô cùng cần thiết, kẻ xấu đã và đang không ngừng truy tìm thông tin cá nhân của người dân để lấy cắp thông tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy bị đánh cắp thông tin để vay tiền thì có phải trả nợ hay không?
Mục lục bài viết
1. Bị đánh cắp thông tin để vay tiền có phải trả nợ không?
Trước hết, thông tin cá nhân là một trong những bí mật cá nhân được pháp luật bảo vệ vô cùng chặt chẽ. Quá trình sử dụng thông tin cá nhân, sử dụng bí mật cá nhân bắt buộc phải được sự đồng ý của người đó. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân. Bất kỳ chủ thể nào có hành vi đánh cắp thông tin, tiết lộ những thông tin liên quan tới đời tư cá nhân của người khác đều sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Theo đó:
– Đời sống riêng tư, bí mật của cá nhân, bí mật của gia đình mà là những vấn đề bất khả xâm phạm và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ;
– Quá trình thu thập, lưu giữ, sử dụng và công khai thông tin liên quan tới đời sống riêng tư của cá nhân, bí mật của cá nhân bắt buộc phải được người đó đồng ý. Đồng thời quá trình thu thập, sử dụng, lưu trữ, công khai thông tin liên quan từ bí mật gia đình bắt buộc phải được các thành viên gia đình đồng ý, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Thư tín, điện tín, điện thoại, các cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của cá nhân bắt buộc phải được đảm bảo an toàn và bí mật;
– Quá trình kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, các cơ sở dữ liệu điện tử, các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác sẽ chỉ được phép thực hiện trong một số trường hợp nhất định;
– Các bên trong hợp đồng không được phép tiết lộ thông tin liên quan tới đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình cho người khác trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó thì có thể nói, hành vi đánh cắp thông tin của người khác là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả trường hợp đánh cắp thông tin của người khác để xác lập các giao dịch dân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong một số trường hợp nhất định, người dân do sơ họ nên đã bị các đối tượng đánh cắp thông tin, sau đó các đối tượng này đã sử dụng thông tin của bị hại để xác lập các giao dịch dân sự vay tiền. Để có thể xác định bị hại có phải chịu trách nhiệm trả nợ hay không, thì bị hại cần phải chứng minh rằng khoản nợ đó không phải là khoản nợ của mình, việc xác lập khoản nợ đó là do mình bị đánh cắp thông tin. Căn cứ theo quy định tại Điều 463 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản. Theo đó:
– Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận của các bên, trong đó bao gồm bên cho vay và bên vay;
– Khi đến thời hạn trả, bên vay cần phải có nghĩa vụ hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, đúng chất lượng, đồng thời bên vay chỉ phải trả lãi nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định;
– Quan hệ vay tiền chỉ được hình thành khi có sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay về việc vay tiền, bên cho vay sẽ giao tiền cho bên vay, các bên sẽ thỏa thuận về thời hạn trả nợ và lãi suất.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 466 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định, bên vay sẽ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, trong trường hợp tài sản cho vay là tiền thì cần phải thanh toán đủ tiền khi đến hạn.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật, bên vay tài sản là bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Vì vậy, nếu một người bị lấy cắp thông tin, tuy nhiên trên thực tế người đó không vay tiền thì sẽ không phải có nghĩa vụ trả nợ.
Tuy nhiên, người bị lấy cắp thông tin bắt buộc phải chứng minh được rằng bản thân không phải là người xác lập giao dịch dân sự vay tiền đó. Quá trình xác minh có thể đưa ra các bằng chứng, chứng cứ chứng minh thông tin của mình bị lộ ra bên ngoài, lời khai của người làm chứng, các đoạn ghi âm ghi hình …
2. Cần phải làm gì khi bị người khác đánh cắp thông tin vay tiền?
Trên thực tế hiện nay, mặc dù người bị đánh cắp thông tin không phải là người trực tiếp xác lập giao dịch vay tiền, tuy nhiên vẫn bị bên cho vay đòi nợ, vì về bản chất thì họ chỉ có thể tìm được thông tin cá nhân do các đối tượng phạm tội cung cấp. Trong trường hợp đó, người bị đánh cắp thông tin cần phải ngay lập tức trình báo sự việc cho các cơ quan chức năng căn cứ theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và khoản 1 Điều 7 của Thông tư 28/2020/TT-BCA, để có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra xác minh sự việc, đưa ra phương án xử lý đối với người bị lấy cắp thông tin. Theo đó:
– Công an xã, phường, thị trấn có chức năng và nhiệm vụ phân loại, xử lý tin báo về tội phạm;
– Công an điều tra cấp huyện có chức năng và nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự về những loại tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện;
– Công an điều tra cấp tỉnh có trách nhiệm và nghĩa vụ điều tra tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh, các vụ việc có yêu tố nước ngoài.
Riêng đối với trường hợp công dân bị rơi giấy tờ tùy thân, mất giấy tờ tùy thân thì cần phải ngay lập tức nhanh chóng thông báo với cơ quan chức năng về việc mình bị mất, bị rơi giấy tờ tùy thân để hạn chế những rủi ro pháp lý không đáng có. Trong trường hợp giấy tờ tùy thân chứa thông tin cá nhân bị mất hoặc bị đánh rơi thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình.
Trên thực tế hiện nay, nhiều đối tượng xấu vẫn đang lợi dụng nhiều thủ đoạn vô cùng tinh vi để có thể đánh cắp thông tin cá nhân của bị hại, từ đó thực hiện giao dịch lừa đảo vay tiền, trong trường hợp đó thì bị hại cần phải lưu ý một số vấn đề sau để có thể giảm thiểu tối đa rủi ro của mình:
– Khóa tài khoản thẻ ngân hàng, tài khoản thẻ tín dụng. Cần phải ngay lập tức liên hệ với các ngân hàng, công ty tài chính nơi bạn đang mở thẻ để khóa thẻ ngay lập tức. Hoặc bạn có thể chủ động khóa thẻ trên các ứng dụng online của ngân hàng để ngăn chặn việc mất tiền có thể xảy ra;
– Liên hệ trực tiếp với công ty tài chính mà bạn đang sử dụng dịch vụ. Nếu bạn có nghi ngờ về việc mình đã bị lừa đảo và lấy cắp thông tin để vay tiền, thì bạn cần phải gọi ngay cho các tổ chức tín dụng, gọi ngay cho dịch vụ chăm sóc khách hàng của ngân hàng mà bạn đang sử dụng để tố giác kẻ xấu. Từ đó, ngân hàng và công ty tài chính sẽ đưa ra cho bạn những phương án giải quyết phù hợp, đồng thời có thể giúp bạn vào tài khoản ngân hàng kịp thời để không phát sinh những rủi ro không đáng có;
– Cần phải thay đổi mật khẩu và thay đổi thông tin đăng nhập. Nếu thông tin đăng nhập của bạn bị lộ ra bên ngoài, thì bạn cần phải đổi mật khẩu ngay lập tức, bạn cần phải đảm bảo mật khẩu của bạn sau khi đổi ở mức mạnh hơn và nhiều lớp bảo vệ hơn so với mật khẩu cũ;
– Cần phải báo cáo cho các cơ quan chức năng, bạn nên báo cáo cho cơ quan công an nơi gần nhất để có thể được điều tra và hỗ trợ, ngăn chặn hoạt động phi pháp kịp thời. Đồng thời bạn cần phải kiểm tra lại tài khoản của mình. Bạn cần phải theo dõi tài khoản và thẻ tín dụng để kịp thời nắm bắt những biến động bất thường, nếu phát hiện ra các hoạt động bất thường và các giao dịch không phải là của mình thì cần phải thông báo trực tiếp cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
3. Nhận biết chiêu trò đánh cắp thông tin để vay tiền hiện nay:
Hiện nay, trước trò đánh cắp thông tin cá nhân để vay tiền diễn ra vô cùng phổ biến và ngày càng tinh vi. Để có thể nâng cao cảnh giác, bạn cần phải lưu ý về một số chiêu trò và thủ đoạn mà các đối tượng có thể sử dụng để lấy cắp thông tin cá nhân như sau:
– Đánh cắp thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Lợi dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng như facebook, shoppe, zalo … các đối tượng lừa đảo đã truy cập vào tài khoản cá nhân của người dân để lấy cắp thông tin, đặc biệt là những tài khoản không được bảo mật kĩ;
– Lừa đảo thông qua email hoặc thông qua tin nhắn điện thoại. Các đối tượng phạm tội hoàn toàn có thể gửi email giả mạo mình là các tổ chức tín dụng hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng, hoặc đối tượng phạm tội có thể gửi tin nhắn điện thoại yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân như số căn cước công dân, số thẻ tín dụng, phổ biến nhất là cung cấp mã tin nhắn điện thoại để có thể trực tiếp lấy thông tin, nhiều đối tượng hiện nay còn có khả năng trực tiếp xâm nhập vào thẻ ngân hàng và chiếm quyền kiểm soát điện thoại của người tiêu dùng;
– Mua bán thông tin cá nhân trên các website trái phép. Thông tin cá nhân hoàn toàn có thể được mua bán trên các diễn đàn trái pháp luật, đây là nơi mà kẻ gian có thể mua bán thông tin cá nhân đã bị đánh cắp từ nhiều nguồn khác nhau, vì thế bạn cần phải nâng cao cảnh giác, bảo vệ bản thân, tuân thủ đầy đủ biện pháp an ninh mạng phải tuyệt đối không được chia sẻ thông tin cá nhân trên hình thức trực tuyến và các nền tảng trang mạng xã hội, sử dụng mật khẩu mạnh và duy trì phần mềm bảo mật ở vị trí cao cấp. Cần phải quản lý tối đa thông tin cá nhân của mình, nhận biết được các thủ đoạn lừa đảo để có thể sớm phát hiện ra hoạt động lừa đảo của các đối tượng phạm tội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Thông tư 28/2020/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân;
– Thông tư 129/2021/TT-BCA của Bộ Công an về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân.
THAM KHẢO THÊM: