Hiện nay, nhiều trường hợp nhân viên, người lao động trong quá trình làm việc bị chửi mắng, đánh đập. Do vậy, trường hợp người lao động bị chửi mắng, đánh đập có được quyền nghỉ việc ngay không?
Mục lục bài viết
1. Bị chửi mắng, đánh đập có được quyền nghỉ việc ngay không?
Hiện nay, khi
Như vậy, theo như những phân tích nêu trên cho thấy trường hợp người lao động bị chửi mắng, đánh đập gây ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của người lao động thì người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt
Lưu ý: Để đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích của mình trong trường hợp có tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì quý bạn đọc, người lao động cần thu thập chứng cứ, lưu giữ tài liệu, hình ảnh và có thể nhờ người làm chứng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người sử dụng lao động.
2. Trách nhiệm chấm dứt hợp đồng lao đồng khi bị chửi mắng, đánh đập:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48
– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, ngoại trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
+ Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm;
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản;
Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu, cùng các chi phí sao, gửi tài liệu sẽ do người sử dụng lao động trả.
3. Xử phạt người sử dụng lao động có hành vi chửi mắng, đánh đập người lao động:
3.1. Xử phạt hành chính:
Trường hợp, người lao động mà nghỉ việc do người sử dụng lao động bị chửi mắng, đánh đập thì quý bạn đọc, người lao động cần yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết hành vi vi phạm của người sử dụng lao động khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động. Cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm trật tự công cộng như sau:
Đối với một trong những hành vi sau đây, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
– Có hành vi xúc phạm, lăng mạ, khiêu khích, trêu ghẹo, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp sau đây:
+ Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ (điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);
+ Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình (Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
– Báo thông tin giả, báo thông tin không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
– Tổ chức, thuê, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Có hành vi gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc có hành vi gọi điện đến các đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
– Thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
– Sản xuất, vận chuyển, tàng trữ “đèn trời”;
– Thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc người sử dụng lao động có hành vi mắng chửi nhân viên có thể được xem là xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác thì theo quy định nêu trên sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Thứ nhất, Đối với hành vi chửi mắng người lao động thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội làm nhục người khác, cụ thể:
– Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với người chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Có hành vi gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Có hành vi làm nạn nhân tự sát.
– Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, Đối với hành vi đánh đập người lao động thì căn cứ theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Dùng hung khí, vũ khí, vật liệu nổ nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
+ Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người dưới 16 tuổi, người già yếu, ốm đau, phụ nữ mà biết là có thai hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
+ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
+ Có tính chất côn đồ;
+ Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, bị giữ, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
– Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%,…
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi phạm tội trong các hành vi sau đây:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên,…
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
+ Có hành vi làm chết người;
+ Có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
+ Có hành vi gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;….
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Có hành vi làm chết 02 người trở lên;
+ Có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên,…
– Ngoài ra, đối với người nào chuẩn bị hung khí, vũ khí, vật liệu nổ nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.