Sơ cứu, cấp cứu là một trong những hoạt động quan trọng của bệnh viện nhằm mục đích thực hiện nhanh chóng nhiều biện pháp khác nhau, nỗ lực cứu sống nạn nhân kịp thời. Vậy bệnh viện có được quyền từ chối cấp cứu người bệnh hay không?
Mục lục bài viết
1. Bệnh viện có được từ chối cấp cứu người bệnh hay không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật khám chữa bệnh năm 2017 có đưa ra khái niệm về chữa bệnh. Theo đó, chữa bệnh là khái niệm để chỉ việc sử dụng các phương pháp kĩ thuật chuyên môn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và sử dụng các loại thuốc được phép lưu hành trên thị trường để tiến hành hoạt động cấp cứu, điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh. Vì vậy, hoạt động cứu chữa người đóng vai trò vô cùng quan trọng của bệnh viện.
Pháp luật cũng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm của bệnh viện. Có thể kể đến một số hành vi như sau căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất luật khám chữa bệnh năm 2017:
– Từ chối cấp cứu người bệnh, cố tình làm chậm quá trình cấp cứu người bệnh;
– Khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cung cấp các loại dịch vụ khám chữa bệnh tuy nhiên không có giấy phép hoạt động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc đang trong quá trình và đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Hành nghề khám chữa bệnh hoặc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi nhận đầy đủ trong giấy chứng nhận hành nghề, chứng chỉ hoạt động, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu;
– Cho thuê/cho mượn, thuê/mượn chứng chỉ hành nghề của người khác hoặc giấy phép hoạt động;
– Người hành nghề có hành vi bán thuốc cho người bệnh dưới bất kỳ hình thức nào, ngoại trừ những đối tượng được xác định là bác sĩ đông y, bác sĩ lương y, y sĩ đông y hoặc người có bài thuốc gia truyền;
– Tiến hành hoạt động áp dụng các phương pháp và kỹ thuật chuyên môn y tế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc sử dụng các loại thuốc chưa được phép lưu thông trong quá trình khám chữa bệnh;
– Quảng cáo không đúng sự thật, quảng cáo không đúng khả năng, không phù hợp với trình độ chuyên môn, quảng cáo vượt quá phạm vi trình độ chuyên môn được ghi nhận trong chứng chỉ hành nghề, ghi nhận trong giấy phép hoạt động, có hành vi lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để thực hiện hành vi quảng cáo nhằm mục đích gian dối về các phương pháp khám chữa bệnh hoặc thuốc chữa bệnh;
– Sử dụng các hình thức mê tín dị đoan trong quá trình khám chữa bệnh trái quy định của pháp luật để khiến cho người khám tin vào phương pháp đó;
– Người hành nghề có sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá và có sử dụng các sản phẩm chứa cồn, trong máu có nồng độ cồn, hơi thở có nồng độ cồn khi tiến hành hoạt động khám chữa bệnh cho bệnh nhân;
– Vi phạm quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh, không tuân thủ đầy đủ quy định về chuyên môn kĩ thuật trong quá trình khám chữa bệnh, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong quá trình khám chữa bệnh dưới bất kỳ hình thức nào, lạm dụng nghề nghiệp để tiến hành hoạt động xâm phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người bệnh, có hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa các loại hồ sơ tài liệu giấy tờ bệnh án nhằm mục đích làm sai lệch các thông tin về hoạt động khám chữa bệnh;
– Gây tổn hại đến sức khỏe, tổn hại đến tính mạng, danh dự và nhân phẩm, uy tín của người hành nghề;
– Ngăn cản người bạn thuộc diện chữa bệnh bắt buộc đến các cơ sở khám chữa bệnh để khám, hoặc có hành vi cố tình thực hiện hoạt động khám chữa bệnh bắt buộc đối với những người không thuộc trường hợp chữa bệnh bắt buộc;
– Các cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập hoặc tham gia thành lập, tham gia vào quá trình quản lý và điều hành đối với các bệnh viện tư nhân hoặc các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về hợp tác xã, ngoại trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề cử tham gia đối với các cơ sở khám chữa bệnh có phần vốn góp của nhà nước để quản lý và điều hành;
– Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động khám chữa bệnh.
Theo các điều luật nêu trên thì có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay nghiêm cấm hành vi bệnh viện từ chối cấp cứu bệnh nhân. Hay nói cách khác, bệnh viện sẽ không được quyền từ chối cấp cứu bệnh nhân.
2. Bệnh viện từ chối cấp cứu người bệnh bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 38 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vấn đề hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của những người hành nghề khám chữa bệnh. Theo đó, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Khám chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh;
– Khám chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề khám chữa bệnh;
– Khám chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi nhận đầy đủ trong chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh;
– Thuê hoặc mượn chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của người khác để hành nghề trái pháp luật;
– Cho người khác thuê hoặc mượn chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trái pháp luật;
– Không kịp thời sơ cứu, không kịp thời cấp cứu và điều trị cho người bệnh;
– Có hành vi từ chối khám bệnh, từ chối chữa bệnh cho người bệnh, ngoại trừ trường hợp được quyền từ chối.
Theo đó thì có thể nói, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định là gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm. Theo đó, bệnh viện từ chối cấp cứu người bệnh sẽ bị phạt tiền tối đa lên đến 80.000.000 đồng.
3. Từ chối cấp cứu người bệnh thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Hành vi từ chối cấp cứu người bệnh hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng căn cứ theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và xâm phạm đến khách thể mà bộ luật hình sự bảo vệ. Theo đó, người nào thấy người khác đang trong tình trạng đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, tuy có đầy đủ điều kiện để cứu giúp tuy nhiên vẫn không cứu giúp, hành vi đó đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết, thì mức phạt thấp nhất có thể sẽ phải gánh chịu đó là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, có thể bị phạt tù tối đa lên đến 05 năm nếu có các tình tiết định không tăng nặng như sau:
+ Người không cứu giúp được xác định là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm đó của bệnh nhân;
+ Hoặc người không cứu giúp được xác định là người mà theo quy định của pháp luật/hoặc nghề nghiệp cần phải có nghĩa vụ cứu giúp.
Như vậy có thể nói, hành vi từ chối cấp cứu người bệnh ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội danh tương ứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
–
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của