Bắt người là một trong các biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có căn cứ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên có không ít trường hợp bắt oan người dẫn đến quyền, lợi ích của cá nhân bị bắt oan bị ảnh hưởng. Vậy bắt oan là gì? Nguyên nhân và hậu quả của bán án oan sai?
Mục lục bài viết
1. Bắt oan là gì?
Bắt oan là bắt người không có căn cứ pháp luật.
Điều 71 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của
Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhiều hình thức bắt người khác nhau là bắt người phạm tội quả tang, bắt người có lệnh truy nã, bắt khẩn cấp, bắt tạm giam, bắt thi hành án. Mỗi hình thức bắt nêu trên có những căn cứ do pháp luật quy định. Người và cơ quan có thẩm quyền chỉ được bắt người khi có những căn cứ đó. Việc bắt người mà thiếu những căn cứ pháp luật quy định là bắt oan.
Nhà nước ta có chính sách xử lí rất nghiêm khắc đối với hành vi bắt oan người khác. Người có hành vi bắt oan người khác phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt người trái pháp luật được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Người bắt oan người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho người bị bắt.
Bắt oan trong tiếng Anh là Injustice.
“Oan” không phải là một khái niệm phức tạp. Nghĩa thông thường của từ này là “bị quy tội không đúng, phải chịu sự trừng phạt một cách sai trái, vô lý”
Phòng, chống oan sai là một chủ trương quan trọng, nhất quán của Đảng ta đặt ra cho công tác tư pháp. Năm 1993, tại Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 08-11-1993 của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nêu rõ: “Đối với người phạm tội phải xử lý chính xác, nghiêm minh, kịp thời… bắt, giam giữ đúng pháp luật và xét xử đúng người, đúng tội; chấm dứt tình trạng bắt oan người vô tội; không trấn áp tràn lan, đồng thời không để lọt tội phạm…”.
Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21-3-2000 của Bộ Chính trị cũng đã tiếp tục nêu rõ một trong những công việc cấp bách mà các cấp ủy đảng, Ban cán sự, Đảng ủy cơ quan Tư pháp cần phải làm là: “Tăng cường chỉ đạo các cơ quan tư pháp trong hoạt động điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, kiên quyết khắc phục tình trạng oan sai”. Trước tình hình tội phạm tiếp tục có diễn biến phức tạp, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; trong đó nêu rõ những tồn tại của công tác tư pháp trong thời gian qua là: “Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan Tư pháp”. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị yêu cầu: “Nâng cao chất lượng công tác điều tra… Hoạt động công tố phải thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa…
2. Nguyên nhân của các bản án oan sai:
2.1. Nguyên nhân chủ quan:
– Do năng lực, trình độ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn hạn chế chưa đáp ứng đòi hỏi đấu tranh phòng, chống tội phạm. Có những trường hợp kiểm sát viên chưa nắm vững các quy định pháp luật về hình sự và các quy định có liên quan dẫn đến việc phê chuẩn các quyết định không chính xác; không nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm, điển hình như vụ bà Trần Thị Búp bị khởi tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” Điều 140 BLHS.
– Ý thức trách nhiệm của một số Cán bộ, Kiểm sát viên chưa cao, chưa chịu khó nghiên cứu, còn chủ quan, không xem xét nghiên cứu toàn bộ vụ án chỉ quan tâm đến chứng cứ buộc tội, thỏa mãn với lời khai nhận tội của bị can, không xem xét đến các mâu thuẫn, chứng cứ gỡ tội, so sánh với các nguồn chứng cứ khác.
– Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra chưa làm hết trách nhiệm, có những vụ cần cương quyết không phê chuẩn mà phải xem xét xử lý bằng biện pháp khác, hoặc thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật khác như Vụ án Trần Văn Đề bị khởi tố về tội “Không chấp hành án”.
– Có những vụ theo quy định của pháp luật buộc phải có luật sư tham gia bào chữa, trưng cầu giám định tâm thần, giám định độ tuổi của bị can, người bị hại theo quy định của pháp luật là bắt buộc nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện như vụ: Hồ Văn Ngọc bị khởi tố về tội “Cố ý gây thương tích”; Vụ án Trần Văn Mến bị khởi tố về tội “Hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em”.
– Kiểm sát viên không thực hiện đầy đủ các quy định của BLTTHS và quy chế ngành, chưa gắn công tố với hoạt động điều tra, kiểm sát chưa chặt chẽ hoạt động của Điều tra viên nên việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết, kê biên, định giá… còn sơ sài, thiếu khách quan kiểm sát viên không phát hiện để đề ra yêu cầu điều tra kịp thời, nhằm khắc phục những vấn đề truy tố, xét xử sau đó bị hủy án để điều tra, truy tố, xét xử lại.
– Lãnh đạo một số đơn vị Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cũng chưa làm hết trách nhiệm, thiếu kiểm tra, đối chiếu nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghe báo cáo nhưng không kỹ, không sâu, thiếu thận trọng trong việc đánh giá chứng cứ, xem xét tội danh dẫn đến sai sót phải đình chỉ vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hoặc hủy án điều tra, truy tố, xét xử lại.
– Mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
2.2. Nguyên nhân khách quan:
– Tính chất thủ đoạn tội phạm ngày một tinh vi, nhiều bị can tham gia, xảy ra trên nhiều địa bàn gây khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm. Một số đối tượng lợi dụng mối quan hệ tranh chấp dân sự để thực hiện việc gian dối, chiếm đoạt tài sản, việc định giá tài sản, giám định tư pháp chưa đồng bộ, thiếu kịp thời.
– Quy định pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự có những vấn đề còn bất cập so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời, công tác hướng dẫn, giải thích luật thực hiện chưa thường xuyên và đồng bộ dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất.
– Lực lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán còn thiếu, có một số còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu.
Lỗi trong khung pháp luật…
Tình hình oan sai dai dẳng trong tố tụng hình sự đã khiến Quốc hội phải xem xét lại một loạt đạo luật thuộc lĩnh vực hình sự như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam…Những vụ oan, sai và rủi ro xảy ra oan, sai phần lớn xuất phát từ những điểm bất ổn, vướng mắc trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.
Đã nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội chỉ ra những quy định chung chung, định tính của Bộ luật hình sự, dẫn đến khó khăn hoặc tùy tiện trong áp dụng như: “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm”, “động cơ cá nhân khác”, tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm”…
Trên thực tế cũng khó định danh những tội “cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, hoặc phân biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các vi phạm trong giao dịch dân sự, kinh tế; phạm vi các vụ án mà luật sư được tham gia còn hẹp…
Không ít quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cần được sửa đổi: chưa làm rõ nguyên tắc suy đoán vô tội, tranh tụng tại phiên tòa; chưa bảo đảm đầy đủ quyền bào chữa của người bị buộc tội; bất ổn trong các quy định về chứng cứ, đánh giá, sử dụng và loại trừ chứng cứ, chủ thể thu thập chứng cứ.
Nhiều thủ tục còn rườm rà, phức tạp, thời hạn tố tụng chưa hợp lý; căn cứ bắt, tạm giữ, tạm giam chưa chặt chẽ… gây khó khăn, vướng mắc trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Những quy định mới như ghi âm, ghi hình, quyền im lặng… chỉ mới được tranh luận.
Cả báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiều đại biểu Quốc hội đều liên tiếp đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan, không chỉ nhằm hạn chế oan, sai, mà còn để đổi mới mô hình tố tụng hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp và
3. Một số góp ý hoàn thiện pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự:
– Cần sửa đổi một số quy định của Bộ luật Hình sự về định lượng và định tính, tạo điều kiện khắc phục việc khởi tố, xử lý hình sự tràn lan dẫn đến làm oan hoặc hành chính hóa các quan hệ hình sự dẫn đến bỏ lọt tội phạm như: nâng mức định lượng trong các tội chiếm đoạt như trộm cắp, cướp giật và các tội phạm khác như đánh bạc, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới… các tình tiết định tính như “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm”, “động cơ cá nhân khác” trong các tội phạm kinh tế, chức vụ, tham nhũng; tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” trong tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”…
– Sửa đổi, bổ sung, quy định rõ dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một số tội trong Bộ luật Hình sự, khắc phục tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế làm oan người vô tội, tạo điều kiện xác định đúng tội danh trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử như: tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, tội “vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”; phân biệt tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; giữa tội “giết người” và tội “cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”…
– Sửa đổi, bổ sung các quy định để tạo điều kiện cho việc thu thập, đánh giá phân tích chứng cứ và sử dụng chứng cứ như: nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc và trách nhiệm xác định sự thật khách quan của vụ án; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; sửa đổi các quy định về thu thập, đánh giá và loại bỏ chứng cứ, bảo quản, xử lý vật chứng, khám nghiệm hiện trường, hỏi cung bị can.
– Sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm tôn trọng quyền của người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo, nhất là quyền bào chữa, quyền thu thập chứng cứ, yêu cầu giám định của người bị buộc tội…; mở rộng chủ thể thu thập chứng cứ. Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm khắc phục việc mớm cung, dụ cung, bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra.
– Sửa đổi, bổ sung các quy định tạo điều kiện cho việc khởi tố, điều tra tội phạm để chống bỏ lọt tội phạm; khắc phục việc bắt tạm giữ hình sự, tạm giam sau đó chuyển xử lý hành chính như: sửa đổi tăng thời hạn giải quyết đối với tin tố giác, tin báo về tội phạm phức tạp; quy định chặt chẽ các căn cứ khởi tố bị can, căn cứ bắt khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam; căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Kết luận: Các cơ quan tư pháp trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm, đồng thời đáp ứng yêu cầu không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là vẫn còn xảy ra một số vụ án oan, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp.