Người lao động cao tuổi là nhóm người lao động tiếp tục lao động sau khi đã đủ độ tuổi nghỉ hưu, đây là nhóm lao động đặc biệt, kỹ năng và kinh nghiệm của nhóm lao động này rất lớn, có độ tuổi gắn bó với nghề nghiệp cao. Vậy pháp luật quy định như thế nào về điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện sử dụng người cao tuổi làm công việc nặng nhọc:
Nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm việc đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nhiều người lao động đã đến độ tuổi nghỉ hưu tuy nhiên vẫn muốn tiếp tục làm việc để trang trải cuộc sống, đồng thời xã hội cũng rất quan tâm đến đối tượng lao động này, vì kỹ năng và kinh nghiệm của họ rất dày dặn, có độ tuổi gắn bó với nghề cao, có thể đóng góp nhiều cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của
– Người lao động cao tuổi phải được xác định là người có kinh nghiệm dày dặn, có thâm niên với nghề trong khoảng thời gian từ đủ 15 năm trở lên, trong đó bắt buộc phải đáp ứng điều kiện đó là phải có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm ký kết
– Người lao động cao tuổi phải là người có tay nghề cao, người lao động cao tuổi có chứng chỉ hoặc có chứng chỉ hành nghề hoặc được công nhận là các nghệ nhân theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động bắt buộc phải tổ chức hoạt động kiểm tra sát hạch trước khi ký kết
– Người lao động cao tuổi bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với ngành nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mà người cao tuổi đó đảm nhận, đồng thời được người sử dụng lao động tổ chức hoạt động khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần/năm;
– Người sử dụng lao động chỉ được phép sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
– Người sử dụng lao động bắt buộc phải bố trí ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi đó khi triển khai công việc tại nơi làm việc để đảm bảo an toàn cho người lao động cao tuổi trong quá trình làm việc;
– Bắt buộc phải có đơn của người lao động cao tuổi về việc người đó tự nguyện làm việc tại công ty để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký kết hợp đồng lao động.
Đồng thời, người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng các đối tượng lao động là người cao tuổi làm các ngành nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm cần phải lập phương án, gửi tới các Bộ ban ngành có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản như sau:
– Chức danh nghề nghiệp, công việc, mô tả đặc điểm điều kiện lao động của ngành nghề, công việc có sử dụng người lao động cao tuổi;
– Đề xuất điều kiện, đánh giá từng điều kiện cụ thể sử dụng người lao động cao tuổi.
Sau đó, Bộ quản lý ngành sẽ quy định cụ thể về chức danh nghề nghiệp, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm được sử dụng người lao động cao tuổi và điều kiện cụ thể đối với từng lĩnh vực nhất định. Quá trình sử dụng người lao động cao tuổi làm các ngành nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ được sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tối đa bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm ngành nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Theo đó, chỉ được phép sử dụng người lao động cao tuổi làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Người lao động cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, đó là người có tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp trong khoảng thời gian từ đủ 15 năm trở lên, người lao động cao tuổi phải có chứng nhận hoặc có chứng chỉ hành nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;
– Người lao động cao tuổi phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe để làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe của bộ trưởng Bộ y tế ban hành sau khi tham khảo ý kiến của các bộ chuyên ngành;
– Chỉ được phép sử dụng người lao động cao tuổi không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi nhất định;
– Bắt buộc phải có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc với người lao động cao tuổi;
– Bắt buộc phải có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi trong quá trình bố trí công việc.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động chỉ được phép sử dụng người lao động cao tuổi làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người lao động cao tuổi trong khoảng thời gian tối đa không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi nhất định.
3. Trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người cao tuổi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của
– Người lao động có hành vi thường xuyên không hoàn thành đầy đủ các công việc theo hợp đồng lao động đã được ký kết ban đầu, hành vi người lao động không thường xuyên hoàn thành công việc theo hợp đồng được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc phù hợp với quy chế của người sử dụng lao động đưa ra. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng đưa ra cần phải có sự tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nơi có tổ chức đại diện người lao động;
– Người lao động bị ốm đau, người lao động bị tai nạn đang trong quá trình điều trị 12 tháng liên tục đối với những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn phù hợp với quy định của pháp luật về lao động, hoặc người lao động bị tai nạn đã điều trị trong khoảng thời hạn 06 tháng liên tục đối với những đối tượng là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có xác định thời hạn với thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng theo quy định của pháp luật, hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có xác định thời hạn dưới 12 tháng tuy nhiên khả năng lao động của người lao động đó chưa được phục hồi. Bên cạnh đó, khi sức khỏe của người lao động bình phục trên thực tế thì người sử dụng lao động sẽ tiến hành hoạt động xem xét để tiếp tục ký kết hợp đồng lao động đối với những người lao động này;
– Xuất phát từ sự kiện bất khả kháng, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm lây lan, di dời hoặc do hoạt động thu hẹp sản xuất/kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục hậu quả và tìm mọi biện pháp cần thiết, tuy nhiên vẫn bắt buộc phải giảm chỗ làm việc trên thực tế;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn được quy định cụ thể tại Điều 31 của
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
– Người lao động có hành vi tự tiện bỏ việc mà không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của người sử dụng lao động trong khoảng thời hạn từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Người lao động có hành vi cung cấp không trung thực các thông tin và tài liệu căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Bộ luật lao động năm 2019 trong quá trình tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng của người sử dụng lao động.
Tóm lại nếu như người sử dụng lao động không có nhu cầu sử dụng người lao động đó hoặc người lao động cao tuổi không đáp ứng đầy đủ sức khỏe thì hai bên có thể thỏa thuận với nhau để chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải ràng buộc về thời gian báo trước. Người lao động cao tuổi mà đủ tuổi nghỉ hưu thì cũng thuộc một trong các trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
–
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
THAM KHẢO THÊM: