Quy định chung về khởi kiện vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự? Quy định về thời hiệu khởi kiện? Quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự?
Các quy định về thời hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thực tế, việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là bắt đầu khôi phục lại thời hiệu khi xuất hiện các sự kiện, tình huống do pháp luật quy định cụ thể thể. Thời hiệu khởi kiện và bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thời hiệu khởi kiện thì pháp luật mới có thể đưa ra các quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, bởi vì đó là sự bổ sung làm cho thời hiệu khởi kiện phù hợp hơn, sinh động hơn trong thực tiễn cuộc sống và trong quá trình tố tụng. vậy, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là gì và được quy định cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định chung về khởi kiện vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự:
1.1. Quyền khởi kiện là gì?
Khởi kiện vụ án dân sự thực chất được pháp luật quy định là hành vi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân (bằng cách tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp) đưa sự việc có tranh chấp ra trước cơ quan Tòa án có thẩm quyền theo đúng thủ tục tố tụng nhằm mục đích yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơ quan, cá nhân.
Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và được quy định cụ thể tại Điều 186
Khi khởi kiện, các tổ chức, cơ quan, cá nhân cần thỏa mãn các điều kiện cụ thể như sau:
– Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
– Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền xét xử giải quyết của cơ quan tòa án.
– Vục việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện.
– Vụ việc vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
1.2. Khởi kiện vu án dân sự là gì?
Khởi kiện vụ án dân sự là một phương thức được pháp luật quy định nhằm mục đích để các chủ thể có thể tham gia vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp các quyền đó bị các chủ thể khác xâm phạm.
Trên cơ sở của yêu cầu khởi kiện, cơ quan Toà án quyết định buộc người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó, góp phần duy trì trật tự xã hội, giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Quyền khởi kiện vụ án dân sự cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước toà án. Việc thực hiện quyền này của các chủ thể được gọi là khởi kiện vụ án dân sự.
1.3. Giải quyết vụ việc dân sự là gì?
Vụ việc dân sự thực chất là các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động của các chủ thể có yêu cầu được cơ quan Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Quy định về thời hiệu khởi kiện:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có nội dung sau:
“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, ta có thể hiểu thời hiệu khởi kiện như sau:
Trên thực tế, thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện dài hay ngắn là do pháp luật quy định cho loại quan hệ pháp luật đó. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu là một cách thức, biện pháp quan trọng làm cho các chủ thể có được hoặc mất đi quyền của mình thông qua một khoảng thời gian nhất định với những điều kiện do pháp luật quy định. Với ý nghĩa là phương tiện mang lại hay triệt tiêu quyền, không chỉ riêng có ở Việt Nam, thời hiệu từ lâu cũng đã được quy định trong pháp luật của một số nước trên thế giới như là một công cụ hữu hiệu cho hoạt động quản lý trật tự xã hội của Nhà nước từ đó đảm bảo quyền cho người dân.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự sẽ được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo Điều 429
Nói tóm lại, hiểu một cách chung nhất thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
Theo quy định pháp luật hiện hành thì thời hiệu khởi kiện được pháp luật quy định thời hạn là ba năm. Trong thời hạn cụ thể này, nếu không khởi kiện hoặc không phát sinh các sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan theo quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 thì sẽ mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật quy định về phương pháp tính lại thời hiệu khởi kiện.
Ta có thể hiểu bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là sự khôi phục lại từ đầu thời hiệu khởi kiện khi có các căn cứ cụ thể xác định nghĩa vụ dân sự mà một bên căn cứ vào đó để khởi kiện chưa hoàn thành.
Khôi phục thời hiệu là khôi phục nhằm để có hiệu lực pháp luật trở lại về mặt thời gian sau khi thời hạn phát sinh hiệu quả đó đã hết với những điều kiện do pháp luật quy định.
Về nguyên tắc, việc khôi phục thời hiệu được quy định theo hướng có lợi cho các chủ thể pháp luật. Tuỳ các trường hợp cụ thể mà các chủ thể được hưởng các quyền, được miễn trừ nghĩa vụ, được khởi kiện hoặc phải thực hiện nghĩa vụ, bị truy cứu trách nhiệm pháp lí khi thời hạn thực hiện các quyền, nghĩa vụ hoặc thời hạn truy cứu trách nhiệm đó đã hết.
Khôi phục thời hiệu khởi kiện là khôi phục để có hiệu lực pháp luật trở lại về mặt thời gian sau khi thời hạn phát sinh hiệu quả đó đã chấm dứt với những điều kiện do pháp luật quy định cụ thể. Việc này được thực hiện theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015 quyền khởi kiện có thể được khôi phục nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
– Trường hợp thứ hai: Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
Theo đó, khi hai bên đã có thỏa thuận hoặc bên có nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc thừa nhận, thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ thì thời hiệu khởi kiện sẽ tính lại kể từ thời điểm phát sinh sự kiện pháp lý này. Do đó, đối với các vụ việc đã hết thời hiệu khởi kiện, có thể xây dựng các phương án pháp lý để bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình để có thể tính lại thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại khi có căn cứ ghi nhận cụ thể được pháp luật dân sự ghi nhận cụ thể bên trên. Thời điểm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện pháp lý đó.
Thực tế, việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có những vai trò quan trọng được sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự, bảo đảm tính chính xác, khách quan trong quá trình tiến hành tố tụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của các đương sự trong vụ việc dân sự cụ thể.
Như vậy, để việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về dân sự chính xác và đáp ứng đúng các căn cứ pháp luật, các cơ quan Nhà nước tiến hành tố tụng cần kịp thời áp dụng đúng quy định của pháp luật trong từng thời điểm đối với từng vụ án cụ thể. Đồng thời, để các đương sự có nhận thức đầy đủ hơn về thời hiệu khởi kiện thì trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần giải thích cho đương sự biết các quy định mới của pháp luật về thời hiệu khởi kiện để các chủ thể kịp thời thực hiện quyền khởi kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.