Bất cập trong việc xác định hành vi tổ chức đánh bạc với hành vi đánh bạc. Vướng mắc trong việc xác định điểm c khoản 2 sử dụng mạng để đánh bạc.
Mục lục bài viết
1. Vướng mắc trong việc xác định vi tổ chức đánh bạc với hành vi đánh bạc:
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử
Ví dụ: Vào khoảng tháng 8/2018, Nguyễn Đậu Hoàng G gặp đối tượng tên B (chưa xác định được nhân thân lai lịch) ở Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh lấy 02 tài khoản cá độ bóng đá qua mạng internet (truy cập vào trang Wed có tên miền quốc tế là Bong 88.com có vị trí máy chủ tại nước Pháp) có tên đăng nhập lần lượt là SDEFCCCC và SDEFCCAA mỗi tài khoản có 20.000 điểm, mỗi điểm tương ứng với 6.000 đồng (đ) và tự ý tăng tiền trên mỗi điểm lên để cá cược với các con bạc khác mà không hưởng hoa hồng gì từ B. Các tài khoản này cứ sau 24 giờ thì sẽ tự động trả về số điểm ban đầu.
Sau khi có được hai tài khoản cá độ bóng đá, Nguyễn Đậu Hoàng G đã liên hệ với Đỗ Tuấn A và Đặng Hoài P để giao tài khoản SDEFCCAA cho P và tài khoản SDEFCCCC cho Tuấn A mỗi tài khoản có 20.000 điểm, mỗi điểm tương ứng với 10.000đ khi giao tài khoản trên G đã tự ý nâng số tiền của mỗi điểm thêm 4.000đ mà không báo cho B biết, số tiền G tự ý nâng thêm này là để G trực tiếp thắng thua với P và Tuấn A. Sau đó Tuấn A và P đã chia tài khoản trên ra thành nhiều tài khoản nhỏ hơn để trực tiếp cá cược với các con bạc khác.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm chỉ áp dụng khoản 1 Điều 321
Tại bản án hình sự phúc thẩm kiến nghị Chánh án
2. Vướng mắc trong việc xác định điểm c khoản 2 sử dụng mạng để đánh bạc:
Tại
Trong thời gian qua
Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).
Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, Zalo, Viber… để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa…) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự.
Theo hướng dẫn tại khoản 5 Mục I
Khi xem xét, áp dụng tình tiết định khung “sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự ngoài việc chứng minh, làm rõ các bị cáo sử dụng trang mạng đánh bạc trực tuyến không được phép hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam để đánh bạc thì có phải chứng minh các bị cáo nhận, trả tiền thắng, thua bạc qua tài khoản mạng hay không?
Khi xem xét, áp dụng tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự thì chỉ cần chứng minh các bị cáo sử dụng trang mạng đánh bạc trực tuyến không được phép hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam để đánh bạc là đã đủ điều kiện để áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này. Việc chứng minh các bị cáo nhận, trả tiền thắng, thua bạc bằng phương thức nào chỉ nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khác của vụ án.
Trong quá trình xét xử các vụ án đánh bạc có tình tiết tăng nặng “Sử dụng mạng internet, mạng máy, tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự, các thẩm phán vẫn gặp vướng mắc trong việc áp dụng tình tiết trên.
Ví dụ: Vào khoảng tháng 8/2018, Nguyễn Đậu Hoàng G gặp đối tượng tên B (chưa xác định được nhân thân lai lịch) ở Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh lấy 02 tài khoản cá độ bóng đá qua mạng internet (truy cập vào trang Wed có tên miền quốc tế là Bong88.com có vị trí máy chủ tại nước Pháp) có tên đăng nhập lần lượt là SDEFCCCC và SDEFCCAA mỗi tài khoản có 20.000 điểm, mỗi điểm tương ứng với 6.000 đồng (đ) và tự ý nâng tiền trên mỗi điểm lên để cá cược với các con bạc khác mà không hưởng hoa hồng gì từ B. Các tài khoản này cứ sau 24 giờ thì sẽ tự động trả về số điểm ban đầu.
Sau khi có được hai tài khoản cá độ bóng đá, Nguyễn Đậu Hoàng G đã liên hệ với Đỗ Tuấn A và Đặng Hoài P để giao tài khoản SDEFCCAA cho P và tài khoản SDEFCCCC cho Tuấn A mỗi tài khoản có 20.000 điểm, mỗi điểm tương ứng với 10.000đ khi giao tài khoản trên G đã tự ý nâng số tiền của mỗi điểm thêm 4.000đ mà không báo cho B biết, số tiền G tự ý nâng thêm này là để G trực tiếp thắng thua với P và Tuấn A. Sau đó Tuấn A và P đã chia tài khoản trên ra thành nhiều tài khoản nhỏ hơn để trực tiếp cá cược với các con bạc khác.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm chỉ áp dụng khoản 1 Điều 321
Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Đậu Hoàng G 02 (Hai) năm 06 (sáu) tháng tù. Xử phạt: Bị cáo Đỗ Tuấn A 02 (Hai) năm 03 (ba) tháng tù.
Xử phạt: Bị cáo Đặng Hoài P 02 (Hai) năm 03 (ba) tháng tù Xử phạt: Bị cáo Hồ Trí C 01 (một) năm 03 (ba) tháng tù.
Tại bản án hình sự phúc thẩm kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm theo hướng hủy toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm để điều tra lại theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ tất cả các bị cáo đã “sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội”; đây là tình tiết định khung tại khoản 2 Điều 321 và Điều 322 của Bộ luật Hình sự, nhưng bản án sơ thẩm áp dụng khoản 1 Điều 321 của Bộ luật hình sự là sai lầm trong việc áp dụng pháp luật.