Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó.
Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về quyền tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc xuyên suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự bởi lẽ xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự là sự thỏa thuận và bình đẳng giữa các bên đương sự mà không hề có yếu tố quyền lực nhà nước ở trong đó. Theo điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự số 2004 quy định:
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.”.
Vì vậy, pháp luật quy định cho các đương sự quyền được tự thỏa thuận và quyền tự quyết định trong vấn đề có yêu cầu nhà nước can thiệp hay không việc giải quyết tranh chấp đó.
Thứ nhất đó là pháp luật quy định người khởi kiện muốn khởi kiện thì phải làm đơn khởi kiện nộp cho
>>> Luật sư
Thứ hai đó là pháp luật quy định cho người bị kiện có quyền phản tố, nghĩa là quyền kiện lại, tuy nhiên pháp luật lại không ghi nhân trường hợp nếu như người đó muốn rút đơn phản tố thì có được hay không? Họ muốn rút thì phải làm như thế nào và nếu như họ nhận thấy phản tố của mình không hợp lý họ muốn rút mà pháp luật không quy định thì Tòa án lại phải xem xét yêu cầu phản tố đó thì có mất thời gian hay không? Liệu không quy định đã hợp lý hay chưa/
Thứ ba là trường hợp mà nguyên đơn rút đơn kiện ở giai đoạn xét xử sơ thẩm thì pháp luật trao quyền quyết định chấp nhận hay không hoàn toàn phụ thuộc vào Tòa án mà bị đơn không có quyền ý kiến.