Phá sản là tình trạng xảy ra khi một công ty gặp khó khăn về tài chính và không đủ khả năng thanh toán số nợ đã đến hạn, phá sản có thể được tiến hành tự nguyện hoặc bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì có bắt buộc phải tổ chức Hội nghị chủ nợ khi yêu cầu phá sản hay không?
Mục lục bài viết
1. Bắt buộc tổ chức hội nghị chủ nợ khi yêu cầu phá sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 của Luật Phá sản năm 2014 có quy định về vấn đề tuyên bố doanh nghiệp/hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn. Theo đó:
-
Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn khi thuộc một trong những trường hợp cơ bản như sau: Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản năm 2014 (cụ thể bao gồm: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp/hợp tác xã đó mất khả năng thanh toán; hoặc trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch Hội đồng quản trị đối với loại hình công ty cổ phần, chủ tịch Hội đồng thành viên đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi các doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán), mà doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền/không còn các loại tài sản khác để nộp lệ phí phá sản hoặc nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản; hoặc trong trường hợp sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các doanh nghiệp/hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để có thể thanh toán chi phí phá sản;
-
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án nhân dân xét thấy doanh nghiệp/hợp tác xã thuộc trường hợp nêu trên, Tòa án nhân dân sẽ thông báo bằng văn bản cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn;
-
Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày Tòa án nhân dân gia thông báo về việc giải quyết theo thủ tục rút gọn, Tòa án sẽ xem xét và tuyên bố doanh nghiệp/hợp tác phát phá sản, hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết;
-
Trong trường hợp Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp/hợp tác xã phá sản thì người nộp đơn không được hoàn trả lại lệ phí phá sản, tiền tạm ứng phá sản đã nộp trước đó.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì doanh nghiệp phá sản theo thủ tục rút gọn sẽ không cần phải tổ chức Hội nghị chủ nợ.
Hay nói cách khác, không bắt buộc tổ chức Hội nghị chủ nợ khi yêu cầu phá sản theo thủ tục rút gọn.
2. Trường hợp nào phải triệu tập hội nghị chủ nợ khi yêu cầu phá sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Luật Phá sản năm 2014 có quy định về vấn đề triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ. Theo đó:
-
Thời hạn thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ được xác định là 20 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc quá trình kiểm kê tài sản trong trường hợp kiểm kê tài sản kết thúc sau khi lập danh sách chủ nợ hoặc được tính kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp quá trình kiểm kê tài sản kết thúc trước khi lập danh sách chủ nợ, ngoại trừ trường hợp không cần phải tổ chức Hội nghị chủ nợ căn cứ theo quy định tại Điều 105 của Luật Phá sản năm 2014;
-
Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và các loại giấy tờ, tài liệu khác có liên quan đến thông báo triệu tập bắt buộc phải được gửi cho những người có quyền tham gia vào hội nghị chủ nợ, và được gửi cho những người có liên quan tham gia vào Hội nghị chủ nợ quy định cụ thể tại Điều 77 và Điều 78 của Luật Phá sản năm 2014, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị chủ nợ. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ cần phải ghi rõ thời gian tổ chức và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, ghi rõ chương trình và nội dung tiến hành trong Hội nghị chủ nợ;
-
Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, các loại giấy tờ và tài liệu được gửi bằng phương thức trực tiếp, gửi thông qua thư bảo đảm, gửi thư thường, fax hoặc telex, thư điện tử hoặc cũng có thể được gửi bằng phương thức khác hợp pháp.
Theo đó, thời hạn để thẩm phán triệu tập và tổ chức Hội nghị chủ nợ được xác định là 20 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc ngay sau khi lập danh sách các chủ nợ hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc quá trình lập danh sách chủ nợ.
Tuy nhiên, để tổ chức Hội nghị chủ nợ hợp pháp thì cần phải đáp ứng được những điều kiện hợp lệ. Căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Luật Phá sản năm 2014 có quy định về điều kiện tổ chức Hội nghị chủ nợ bao gồm:
-
Có số chủ nợ tham gia đại diện cho tỷ lệ 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Đồng thời phải chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có thể hiện quan điểm và bày tỏ ý kiến bằng văn bản, sau đó gửi văn bản về cho thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong văn bản đó cũng trình bày rõ ý kiến về nội dung căn cứ theo quy định tại Điều 83 của Luật Phá sản năm 2014 thì vẫn được coi như chủ nợ có tham gia Hội nghị chủ nợ;
-
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cần phải tham gia vào Hội nghị chủ nợ.
Như vậy, cần phải lưu ý chủ nợ không tham gia trực tiếp vào Hội nghị chủ nợ tuy nhiên có văn bản trả lời ý kiến gửi cho thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ thì vẫn xét được coi là chủ nợ có tham gia Hội nghị chủ nợ.
3. Hội nghị chủ nợ bị hoãn trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 của Luật Phá sản năm 2014 có quy định về hoãn Hội nghị chủ nợ. Theo đó:
-
Hội nghị chủ nợ được hoãn khi không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tổ chức căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Luật Phá sản năm 2014, trong trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì thẩm phán cần phải lập biên bản và ghi đầy đủ ý kiến của người tham gia Hội nghị. Thẩm phán cần phải thông báo trong ngày về vấn đề hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản;
-
Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, thẩm phán cần phải triệu tập mở lại Hội nghị chủ nợ đó;
-
Trong trường hợp thẩm phán triệu tập mở lại Hội nghị chủ nợ, quá trình triệu tập lại Hội nghị chủ nợ cần phải được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật Phá sản năm 2014 và cũng cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện có liên quan. Trong trường hợp triệu tập mở lại Hội nghị chủ nợ tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện để mở Hội nghị chủ nợ, thì thẩm phán cần phải lập biên bản và ra quyết định tuyên bố phá sản.
Tóm lại, Hội nghị chủ nợ nếu không đáp ứng đầy đủ điều kiện tổ chức thi Hội nghị đó sẽ bị hoãn. Đồng thời, trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày hoãn hội nghị chủ nợ, thẩm phán cần phải triệu tập để mở lại Hội nghị chủ nợ đó. Trong trường hợp quá trình triệu tập lại mà Hội nghị chủ nợ vẫn không đáp ứng đầy đủ điều kiện để tổ chức thì thẩm phán cần phải lập biên bản và ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: