Căn cứ để bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế? Điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế?
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hàn thì đối với những phát minh mới được các cá nhân, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu và chế tạo ra một sản phẩm nào đó để có thể áp dụng trong thực tiễn cuộc sống và đem lại tính thiết thực và chính xác thì sẽ được xem đó là một sáng chế mới và sẽ được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được Nhà nước bảo hộ đối với sáng chế đó. Tuy nhiên trên thực tế thì cũng có một số trường hợp thì quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế. Vậy việc thực hiện chuyển giao này của nhà nước được quy định trong pháp luật hiện hành đó là việc bắt buộc chuyển giao mà pháp luật đã quy định.
Vậy thì quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế như thế nào? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế trong quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Căn cứ để bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì có quy định về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế chính được biết đến dưới góc độ này là việc chuyển giao là cơ sở tiền đề làm phát sinh quan hệ chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu hay là những người nắm độc quyền. Do đó việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ đã nhận định có bốn căn cứ mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có đủ điều kiện về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế theo như quy định của pháp luật này cũng có thể nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc. Do đó, bốn cắn cứ quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế bao gồm:
Thứ nhất, pháp luật hiện hành đã quy định đối với các cá nhân mà thực hiện việc sử dụng sáng chế vì mục đích công cộng hay mục đích phi thương mại. Dưới góc độ pháp lý thì những mục đích này có thể hiểu là để nhằm phục vụ quốc phòng, an ninh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội. Do đó, để khai thác sáng chế với mục đích bảo vệ cộng đồng như vậy, các cơ quan nhà nước. Đồng thời thì dựa theo điểm a, khoản 1 Điều 145, khi các cá nhân được xác định ở vào trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế Do đó, bất chấp tư cách pháp lý của chủ sở hữu là có vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế hay không, việc buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế vẫn được tiến hành.
Thứ hai, Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những người nắm độc quyền sử dụng sáng chế thì không đồng nghĩa với việc những cá nhân này phải thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế mà nghĩa vụ này có thể được thực hiện bởi một chủ thể khác cần sử dụng đến sáng chế này. Điều này có thể hiểu trên phương diện một quy định khác của luật này và sẽ được tác giả dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, đối với các cá nhân được quy định tại luật này có sự vi phạm nghĩa vụ này được hiểu là các cá nhân tuy không có nhu cầu sử dụng sáng chế vì mục đích công cộng, phi thương mại, nhưng nếu chủ sở hữu hay bên được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền đã không sử dụng sáng chế thì đây cũng được coi là căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền.
Thứ ba, việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế thì pháp luật hiện hành đã quy định về vấn đề những người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền theo như quy định tại điểm c Điều này thì quy định về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế, mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng.
Thứ tư, Căn cứ này thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa
Như vậy, từ các phân tích vừa được nêu ra ở trên thì có thể nhận thấy, theo như quy định của pháp Luật Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đối với quy định về chế định căn cứ buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế theo như Khoản 1 của Điều 145 nói chung theo góc nhìn và nhân định của tác giả thì vấn đề này được xem là phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành và đối với những quy định của thông lệ quốc tế.
2. Điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ có nội dung liên quan đến điều kiện buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế. Thực chất dưới góc độ pháp lý này thì tác giả nhận định rằng những quy định nhằm hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc. Đồng thời thì những quy định về điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế có nội dung như sau:
Thứ nhất, đối với hình thức chuyển giao được ghi nhận theo Điểm a khoản 1 Điều 164 ghi nhận:
“Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền”.
Từ quy định này có thể thấy rằng hình thức chuyển xác được xác định dưới góc độ pháp lý là việc mà Bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng sáng chế, quyền ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế không độc quyền với người khác. Như vậy, việc pháp luật quy định về sự ràng buộc hình thức chuyển giao không độc quyền vừa hợp logic với căn cứ buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế vừa đảm bảo được lợi ích của chủ sở hữu để đảm bảo được quyền của các chủ thể đối với những sáng chế mà được Nhà nước công nhận.
Thứ hai, pháp luật đã quy định về nội dung liên quan đến thời hạn và phạm vi quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao và điều này được xác định là khoảng thời gian và phạm vi sử dụng cần thiết dưới góc độ pháp lý này để Bên nhận chuyển giao thực hiện những hành vi cụ thể nhằm đạt được mục đích của mình những vẫn tuân tủ đầy đủ quy định mà pháp luật hiện hành đã đề ra. Đồng thời thì Luật Sở hữu trí tuệ cũng đưa r quy định gián tiếp thông qua cách thức ước lượng theo mục đích cần đạt được. Mà cụ thể thì nội dung này lại được các nhà làm luật ghi nhận tại điểm b khoản 1 Điều 146 Luật này quy định:
“Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”
Từ quy định vừa nêu ra thì có thể nhận thấy, nếu không có những quy định đóng vai trò như cơ chế kiểm soát quá trình khai thác quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao, thì việc buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế rất khó đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, điều kiện cung cấp sản phẩm sản xuất dựa trên quyền sử dụng sáng chế bắt buộc cho thị trường nước ngoài. Theo như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: “Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước”. Tuy nhiên, điều kiện này cũng có ngoại lệ cho Bên nhận chuyển giao. Cũng bởi lé đó, Luật Sở hữu trí tuệ quy định và cho phép Bên nhận chuyển giao khai thác quyền sử dụng được chuyển giao để cung cấp cho thị trường nước ngoài nhằm giúp khắc phục những thiệt hại do chủ sở hữu gây ra ở những thị trường này theo như quy định vừa được nêu ra ở trên.
Thứ tư, người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác. Chính vì vậy, theo như quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ đặt ra ngoại lệ về những trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất là vì nền tảng cho quy định này xuất phát từ thực tế là để cấp phép sử dụng bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào tình trạng pháp lý của chủ thể nộp đơn.
Thứ năm, người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền một khoản tiền đền bù thỏa đáng. Tùy theo quan điểm khác nhau của các Chính phủ mà tính thỏa đáng này sẽ được xác định cụ thể khác nhau. Với các nhà lập pháp Việt Nam, điều phải trả cho người nắm độc quyền một khoản tiền đền bù thỏa đáng khi được chuyển giao quyền sử dụng dựa trên các cơ squy định của pháp luật và thực tế của cuộc sống dựa trên giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể hay là những khung giá đền bù do Chính phủ quy định hiện hành.
Như vậy, có thể khẳng định quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam vẫn xem nhà nước có một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, và chưa đặt các quan hệ tư (cạnh tranh thương mại) trong các quy luật khách quan vốn có của nó.