Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế? Kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế?
Môi trường có những tác động quan trọng đến sự phát triển của con người cũng như toàn xã hội. Môi trường trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, hoạt động của nhân viên y tế , người bệnh, người nhà người bệnh, tác động đến đời sống và phát triển của con người, thiên nhiên. Chính bởi vì thể mà việc bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế có những ý nghĩa hết sức quan trọng và đã được pháp luật quy định cụ thể. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế:
Điều 72
“1. Bệnh viện và cơ sở y tế phải thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường sau:
a) Thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
c) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
d) Chất thải y tế phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung;
đ) Xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
3. Chủ đầu tư bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
4. Người đứng đầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và quy định pháp luật liên quan.”
Như vậy, pháp luật quy định bệnh viện và cơ sở y tế phải thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường như sau:
– Bệnh viện và cơ sở y tế phải thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Nước thải y tế được hiểu là nước chất thải được tạo ra từ quá trình sinh hoạt, sản xuất, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Trong nước thải bệnh viện có chứa các chất hóa học, vi khuẩn, thành phần gây bệnh nên nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là nguồn mang mầm bệnh lớn. Đặc biệt, nước thải bệnh viện còn được xếp vào danh sách những chất thải nguy hại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người cũng như môi trường.
Hiện nay, việc xử lý nước thải bệnh viện là một trong những khâu quan trọng trong chuỗi những giải pháp bảo vệ môi trường. Nhằm tránh được những tác động xấu của chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải… đối với môi trường và cuộc sống con người. Do vậy cho nên xử lý nước thải bệnh viện đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hợp lí nhằm tiết kiệm diện tích, chi phí, đảm bảo chất lượng đầu ra chính là một vấn đề hết sức quan trọng và được quan tâm.
– Bệnh viện và cơ sở y tế phải phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. Để đảm bảo hoạt động bảo vệ môi trường, bệnh viện và cơ sở y tế sẽ phải phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Bệnh viện và cơ sở y tế phải có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra.
Nhằm tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra gây ảnh hưởng, thiệt hại đến môi trường thì pháp luật quy định bệnh viện và cơ sở y tế phải có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra.
– Chất thải y tế phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung.
Chất thải y tế được hiểu là bất kỳ chất thải nào có chứa chất nhiễm trùng (hoặc vật liệu có khả năng truyền nhiễm). Bao gồm chất thải từ các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám nha khoa, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu y khoa, phòng khám thú y. Chất thải y tế để tránh gây ra thiệt hại cho con người và môi trường xung quanh thì phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung.
– Xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn nhất thì khí thải chính là các thành phần vật chất độc hại dạng khí hoặc hơi được thải ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người. Việc xử lý khí thải cũng phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bệnh viện và cơ sở y tế phải thực hiện bảo vệ môi trường theo các yêu cầu quy định tại Điều 72
Bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2005 và nội dung về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế đã tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các
Việc ban hành quy định này là để nhằm mục đích giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở y tế, bảo vệ sức khỏe của nhân viên y tế, cộng đồng dân cư và hạn chế mức thấp nhất các tác động gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng môi trường từ các hoạt động của các cơ sở y tế, theo đó,
2. Kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế:
Căn cứ pháp lý:
2.1. Đối tượng cơ sở phòng khám chưa bệnh cần phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế:
Dựa vào khoản 1 Điều 18
– Thứ nhất: Dự án đầu tư mới hoặc dự án mở rộng, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì những đối tượng không thuộc quy định được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ bảo vệ môi trường khác được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Thứ hai: Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải như sau:
+ Phát sinh nước thải từ 20 – 500 m3/ngày.
+ Phát sinh chất thải rắn từ 1 – 10 tấn/ngày.
+ Phát sinh khí thải từ 5.000 – 20.000 m3 khí thải/giờ.
2.2. Trình tự thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế:
Trình tự thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế theo quy định của pháp luật được quy định cụ thể như sau:
– Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô phòng khám (hiện trạng môi trường xung quanh, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội liên quan đến hoạt động của phòng khám).
– Xác định các nguồn gây ô nhiễm phòng khám như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của phòng khám.
– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến môi trường tiếp nhận.
– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của phòng khám.
– Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
– Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Thẩm định và xác nhận phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
2.3. Hồ sơ cần thiết để lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế:
Hồ sơ cần thiết để lập kế hoạch bảo vệ môi trường cơ sở y tế bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất.
– Báo cáo đầu tư/ giải trình kinh tế kỹ thuật/ báo cáo nghiên cứu khả thi.
– Sơ đồ vị trí dự án.
– Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.
Trong một số trường hợp cụ thể thì hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.