Quy định chung về thẻ căn cước công dân? Bao nhiêu tuổi thì phải cấp đổi thẻ căn cước công dân? Nhiều trường hợp không đổi sang Căn cước công dân có bị phạt không?
Như chúng ta đã biết thì Căn cước công dân là loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi người, Căn cước công dân có giá trị cao về mặt pháp lý vì nó giúp chứng minh về nhân thân và các thông tin cá nhân của mỗi người và dể thuận tiện cho việc giải quyết các thủ tục hành chính.. Hiện nay đã có quy định mới về đổi thẻ công dân trước đây qua thẻ công dân gắn chíp. Có một số câu hỏi liên quan về tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước công dân? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết để giải quyết các vấn đề liên quan.
Cơ sở pháp lý: Luật Căn cước công dân 2020
1. Quy định chung về thẻ căn cước công dân
1.1. Khái niệm căn cước công dân
Theo quy định Luật Căn cước công dân 2020 quy định thì Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
1.2. Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
– Công dân có quyền như sau:
+ Được bảo đảm bí mật cá nhân và bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định
+ Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật và chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có và chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật
+ Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân 2020
+ Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
+ Quyền Khiếu nại và tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
– Công dân có nghĩa vụ Như sau:
+ Chấp hành quy định của Luật Căn cước công dân và pháp luật có liên quan
+ Làm thủ tục cấp và đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin và tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan
+ Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền, yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật
+ Bảo quản và giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân
+ Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật Căn cước công dân 2020
+ Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định theo pháp luật hiện hành.
1.3. Các hành vi bị nghiêm cấm
– Hành vi Cản trở thực hiện các quy định của Luật Căn cước công dân quy định
– Hành vi Cấp và đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật quy định
– Hành vi Sách nhiễu và gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân quy định
– Hành vi Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân và các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức và các cá nhân.
– Hành vi Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của pháp luật
– Hành vi Thu và sử dụng phí hay lệ phí trái quy định của pháp luật.
– Hành vi Làm giả hay sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác hay thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả đêì bị cấm theo quy định
– Hành vi Truy nhập trái phép và làm thay đổi, xóa hay hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
– Hành vi Thu hồi và hành vi tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật đểu bị cấm
2. Bao nhiêu tuổi thì phải cấp đổi thẻ căn cước công dân?
Tại Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân Luật Căn cước công dân 2020 quy định, Theo đó thì Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi và trong các Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, như thông tin bạn đã cung cấp, bạn sinh ngày 26 tháng 5 năm 1992 thì đến 2021 bạn đã qua 25 tuổi do đó, thẻ căn cước công dân bạn vừa được cấp trong thời hạn 02 năm trước thời điểm bạn đủ 25 tuổi, nên sẽ có giá trị đến khi bạn đủ 40 tuổi và đồng nghĩa với việc hiện giờ bạn không phải đổi lại thẻ căn cước công dân mặc dù bạn đã đủ 25 tuổi. Ngoài ra tại quy định: Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Luật căn cước công dân 2020
Đối với việc đổi Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây: Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật căn cước công dân 2020, Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được, Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng và Xác định lại giới tính, quê quán, khi Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dânKhi công dân có yêu cầu thay đổi thẻ căn cước công dân theo quy định
Đối với các trường hợp cấp lại Thẻ Căn cước công dân được cấp lại được quy định như sau: Bị mất thẻ Căn cước công dân và Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam theo quy định. Như vậy trong các trường hợp bạn muốn đổi căn cước công dân thì hoàn toàn có thể thay đổi. Hiện nay đang có quy định đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước công dân gắn chip để có thể đễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính. và pháp luật cũng dễ quản lý các vấn đề dân cư hơn và theo quy định thì bạn bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip.
3. Nhiều trường hợp không đổi sang Căn cước công dân có bị phạt không?
Theo Điều 9
Tại Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân:
– Áp dụng hình thức Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi đó là : Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền, việc Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân, Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
– Áp dụng hình thức Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như sau:Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật với các mục đích khác nhau, Tẩy xóa và sửa chữa chứng minh nhân dân và Thuê hay mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật đề ra
– Áp dụng Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đó là: Khai man và giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân, Làm giả chứng minh nhân dân, Sử dụng chứng minh nhân dân giả để thực hiện các hành vi sai trái pháp luật
Áp dụng hình thức Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật và Hình thức xử phạt bổ sung như Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định của pháp luật hiện hành
Áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này đó là Buộc thu hồi chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này. Như vậy, nếu thuộc trường hợp phải đổi hay cấp lại Chứng minh nhân dân mà không đi đổi và cấp lại thì người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp để giải đáp các thắc mắc cuae bạn đọc về câu hỏi, Bao nhiêu tuổi thì phải cấp đổi thẻ căn cước công dân? kèm theo các quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề này.