Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất khi có đủ điều kiện sẽ được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc rằng: Bao nhiêu tuổi thì sẽ được đứng tên trên sổ đỏ nhà đất tại Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về giấy tờ nhà đất tại Việt Nam:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về giấy tờ nhà đất tại Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 97 của
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài nguyên và môi trường sẽ quy định cụ thể về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, quy định của pháp luật về nhà ở, quy định của pháp luật về xây dựng trước giai đoạn ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn sẽ có giá trị pháp lý và được sử dụng trên thực tế, ngoài ra thì căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay thì đối với những loại giấy chứng nhận này sẽ không phải đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ hồng), trong trường hợp người đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước giai đoạn ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi sang sổ hồng thì sẽ được đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp
2. Bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ nhà đất tại Việt Nam?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể thấy, pháp luật đất đai hiện nay không có các quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trên sổ đỏ tại Việt Nam. Vì vậy tất cả các chủ thể có quyền sử dụng đất đều có quyền đứng tên trên sổ đỏ, bất kể độ tuổi như thế nào.
Căn cứ theo quy định tại Điều 97 của
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xem là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự được pháp luật trao cho;
– Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau và bình đẳng với nhau trước pháp luật;
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó qua đời.
Theo đó đối với quyền sử dụng đất và quyền đứng tên trên sổ đỏ thì các chủ thể đều bình đẳng và được ghi nhận như nhau, không có sự phân biệt độ tuổi cao hay thấp.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân, cụ thể như sau: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khái niệm để chỉ khả năng của cá nhân đó bằng hành vi của mình có thể xác lập hoặc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định thêm về người chưa thành niên như sau:
– Người chưa thành niên được xác định là các đối tượng chưa đủ 18 tuổi;
– Các giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập và thực hiện dựa trên quyền lợi của họ;
– Những đối tượng được xác định là người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi cái xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trường hợp các giao dịch dân sự này nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu và đời sống sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi;
– Đối với những đối tượng được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì sẽ tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự, trừ những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản hoạt động sản phải đăng ký quyền sở hữu, và các giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật cần phải được sự đồng ý của người đại diện theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông qua những điều luật ở trên thì ta có thể thấy được, người dân Việt Nam có thể đứng tên trên sổ đỏ tại một số thời điểm sau đây:
– Nếu được xác định là người dưới 06 tuổi thì sẽ không được đứng tên sổ đỏ nhà đất;
– Nếu được xác định là các đối tượng từ đủ 06 tuổi đến dưới 18 tuổi thì sẽ được đứng tên sổ đỏ nhà đất nếu được người đại diện đồng ý theo quy định của pháp luật;
– Nếu được xác định là các đối tượng trên 18 tuổi thì sẽ được đứng tên trên sổ đỏ nhà đất (đầy đủ năng lực pháp luật và đầy đủ năng lực hành vi dân sự).
3. Các trường hợp được cấp sổ đỏ nhà đất tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, có thể kể đến một số trường hợp cụ thể như sau:
– Người đang sử dụng đất có đầy đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật, cụ thể là căn cứ theo quy định tại Điều 100, Điều 101 và Điều 102 của Luật đất đai năm 2013;
– Các chủ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (tức là ngày 1 tháng 7 năm 2014);
– Người được chuyển đổi hoặc nhận chuyển nhượng, các chủ thể được thừa kế hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất, có quyền nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất nhằm mục đích thu hồi nợ;
– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành sau quá trình giải quyết các loại tranh chấp trong lĩnh vực đất đai, các chủ thể có quyền sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân, người có quyền sử dụng đất theo quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc theo quyết định giải quyết tranh chấp, các quyết định giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền này đã được thi hành trên thực tế;
– Các chủ thể là người trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng đất trong các khu đất công nghiệp hoặc cụm công nghiệp, người sử dụng đất trong các khu chế xuất và khu công nghệ cao, trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật;
– Người mua nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, hoặc các chủ thể được nhà nước thanh lý và hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, các chủ thể được xác định là người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng đất tách thửa hoặc đất hợp thửa, các nhóm người sử dụng đất và các thành viên trong hộ gia đình, hai vợ chồng sử dụng đất hoặc tổ chức sử dụng đất để chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có theo quy định;
– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất vì nhiều lý do khác nhau.
4. Lưu ý gì khi để người dưới 18 tuổi đứng tên trên sổ đỏ nhà đất tại Việt Nam?
Khi thực hiện thủ tục để cho người dưới 18 tuổi đúng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây: Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về người chưa thành niên, cụ thể như sau:
– Người chưa thành niên được xác định là các đối tượng chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật;
– Những giao dịch dân sự do người chưa đủ 6 tuổi thực hiện sẽ được phải thông qua người đại diện hợp pháp theo pháp luật của người đó xác lập và thực hiện;
– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi muốn xác lập và thực hiện bất kỳ giao dịch dân tự nào thì đều cần phải được sự đồng ý của người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật, trừ những giao dịch dân sự nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu và đời sống sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi;
– Các đối tượng được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì sẽ tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự, chưa các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản hoạt động sản phải đăng ký quyền sở hữu, và một số các giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật yêu cầu cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, người dưới 18 tuổi cũng sẽ là đối tượng được phép đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy nhiên khi làm thủ tục đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dưới 18 tuổi thì cần phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Đồng thời trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng sẽ có tên của người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ, và sẽ ghi rõ chức danh là đại diện hoặc giám hộ cho người chưa thành niên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013.